Tóm tắt kiến thức lý thuyết Lịch sử 9 bài 3 Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 chi tiết, ngắn gọn, bám sát chương trình Sách mới giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.
* Những nét chính Nhật Bản (1918 -1945)
- Nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh,kéo dài trong 18 tháng.
- 1920-1921, nền kinh tế Nhật Bản sa sút. Đời sống người lao động không được cải thiện, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ.
- Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
- Vào những năm 1924-1929, kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng không ổn định:
+ Năm 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi vượt mức trước chiến tranh.
+ Từ năm 1927, kinh tế nb lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
* Tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1945
- Giai đoạn (1929 – 1933)
+ Cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến Nhật Bản, khiến sản lượng công nghiệp giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80% và gần 3 triệu người thất nghiệp.
+ Mâu thuẫn xã hội gia tăng, 276 cuộc bãi công năm 1929 lên gần 1.000 cuộc vào năm 1931.
- Giai đoạn (1933 – 1939)
+ Để thoát khỏi khủng hoảng Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách quân sự hóa, bắt đầu gây chiến tranh xâm lược.
+ Năm 1927 Thủ tướng Ta-na-ca đã đề xuất kế hoạch xâm lược. Năm 1931, Nhật Bản xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc mở đầu cho "lò lửa chiến tranh" tại châu Á-Thái Bình Dương.
- Giai đoạn (1939 – 1945)
+ Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật Bản tăng cường chuẩn bị chiến tranh. Tháng 9/1940 quân Nhật vào Đông Dương và tháng 12/1941 tấn công Trân Châu Cảng.
+ Nhật Bản tiếp tục xâm lược các nước Đông Nam Á và nhiều đảo tại châu Á-Thái Bình Dương.
+ Vào ngày 15-8-1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện trước quân Đồng minh.
* Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1945)
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động đến nhiều nước châu Á.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á giai đoạn này diễn ra theo hai khuynh hướng chính: dân chủ tư sản và vô sản.
+ Ở Ấn Độ, nhân dân dã đấu tranh dòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá của Anh và phát triển nền kinh tế dân tộc.
+ Ở Mông Cổ, đã diễn ra phong trào giải phóng dân tộc, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ.
+ Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong những năm 1919-1922 đã đưa đến sự thành lập nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ.
* Những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc (1919-1945)
- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4/5/1919, mở đầu là cuộc biểu tình chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc
- Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- 1927 – 1937 tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng
- 7/1937, Nhật Bản mở cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc
* Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1945)
- Giai đoạn 1919 – 1939
+ Giai cấp vô sản ở đã tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Phong trào dân chủ tư sản cũng có bước tiến rõ rệt nhiều chính đảng có tổ chức
- Giai đoạn 1940 – 1945
+ 1940 quân phiệt Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á
+ 1945 lợi dụng thời cơ Nhật bản đầu hàng Đồng minh, phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở một số nước.
Chủ đề | Từ khóa quan trọng |
---|---|
Nhật Bản từ 1918 đến 1945 | Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, Đảng Cộng sản Nhật Bản, suy thoái kinh tế, sản lượng công nghiệp, bãi công |
Giai đoạn 1929-1933 | Đại suy thoái kinh tế, sản lượng giảm, ngoại thương giảm, thất nghiệp, mâu thuẫn xã hội, bãi công |
Giai đoạn 1933-1939 | Quân sự hóa, chiến tranh xâm lược, Thủ tướng Ta-na-ca, Đông Bắc Trung Quốc, "lò lửa chiến tranh" |
Giai đoạn 1939-1945 | Chiến tranh thế giới thứ hai, xâm lược Đông Nam Á, Trân Châu Cảng, đầu hàng Đồng minh, ngày 15/8/1945 |
Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á | Cách mạng tháng Mười Nga, độc lập dân tộc, dân chủ tư sản, vô sản, phong trào giải phóng dân tộc, tẩy chay hàng Anh, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ |
Phong trào cách mạng Trung Quốc (1919-1945) | Phong trào Ngũ tứ, Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiến tranh cách mạng, Quốc dân đảng, xâm lược Nhật Bản |
Phong trào đấu tranh Đông Nam Á (1918-1945) | Giai cấp vô sản, phong trào dân chủ tư sản, quân phiệt Nhật Bản, phong trào giải phóng dân tộc |