Tóm tắt kiến thức lý thuyết Lịch sử 9 bài 2 Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 chi tiết, ngắn gọn, bám sát chương trình Sách mới giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.
Do hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, vào những năm 1918-1923, một phong trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước tư bản châu Âu.
- Ở Đức:
+ Ngày 9/11/1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin đã tổng bãi công.
+ Sau đó, chính quyền đã rơi vào tay giai cấp tư sản, chế độ cộng hoà tư sản ở Đức được thiết .
+ 12/1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập.
- Ở Anh: từ 1919 đến 1921, có tới 6,5 triệu người bãi công.
- Ở Pháp: cuộc tổng bãi công lớn nhất vào 1/5/1920 lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia
- Sự ra đời của Quốc tế Cộng Sản:
+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo.
+ Những hoạt động tích cực của V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
- Nguyên nhân:
+ 1924 – 1929, kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng
+ Do sản xuất ồ ạt, nhu cầu và sức mua của thị trưởng không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất.
- Biểu hiện:
+ Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp…).
+ Khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932.
- Sự hình thành chủ nghĩa phát xít:
+ Các nước Đức, I-ta-li-a không có hoặc có ít thuộc địa nên ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thiết lập chế độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới
+ Ở Đức, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le lên làm Thủ tướng.
+ Ở I-ta-li-a xuất hiện “lò lửa chiến tranh”, tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở châu .
- Về tình hình chính trị:
+ Về đối nội: Đảng cộng hoà liên tục nắm chính quyền, đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhân
+ Về đối ngoại: theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô để bành trướng.
- Về tình hình kinh tế:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đem lại cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế, bước vào thời kì “hoàng kim”
+ Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ vào tháng 10/1929, nền kinh tế, tài chính bị chấn động dữ dội
+ Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đưa nước Mỹ ra khỏi suy thoái bằng “Chính sách mới”
Chủ đề | Từ khóa quan trọng |
---|---|
Phong trào cách mạng (1918-1923) | Chiến tranh thế giới thứ nhất, Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cách mạng, tổng bãi công, Đảng Cộng sản Đức, Quốc tế Cộng sản, V. I. Lê-nin, Đảng Bôn-sê-vích Nga |
Phong trào cách mạng tại Đức | Béc-lin, tổng bãi công, chính quyền tư sản, chế độ cộng hoà, Đảng Cộng sản Đức |
Phong trào cách mạng tại Anh | Bãi công, 6,5 triệu người, 1919-1921 |
Phong trào cách mạng tại Pháp | Tổng bãi công, 1/5/1920, 1 triệu người tham gia |
Quốc tế Cộng sản | Phong trào cách mạng, lãnh đạo quốc tế, V. I. Lê-nin, Đảng Bôn-sê-vích Nga |
Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929-1933) | Suy thoái kinh tế, sản xuất ồ ạt, hàng hóa ế thừa, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp |
Sự hình thành chủ nghĩa phát xít | Đức, I-ta-li-a, thuộc địa, độc tài, chiến tranh, Hít-le, xâm chiếm thuộc địa, châu Phi |
Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh | Đảng Cộng hòa, chống Liên Xô, học thuyết Mơn-rô, hoàng kim kinh tế, đại suy thoái, Chính sách mới, Ph. Ru-dơ-ven |