Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng trang 36, 37, 38, 39, 40 dễ hiểu.
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng trang 36, 37, 38, 39, 40 SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo
>>> Xem thêm: Soạn GDCD 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
- Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thằng trong cuộc sống một cách tích cực.
- Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau: xác định nguyên nhân gây căng thằng; đề ra các biện pháp giải quyết; chọn lọc các giải pháp khả thi; thực hiện các giải pháp khả thi; đánh giá kết quả đạt được.
- Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, có thể thực hiện một số cách thức như: thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có phương pháp học tập khoa học, phù hợp; cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;... Nếu căng thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo.
1. Em hãy vận dụng trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng để giải quyết một tình huống mà em đã từng gặp nhưng chưa được giải quyết hiệu quả. Sau đó, chia sẻ với bạn về kết quả đạt được.
- Tình huống em gặp phải:
Mỗi khi tan học, em cùng một đám bạn vào quán nét chơi game. Dù hôm sau là thi học kì 1 nhưng em vẫn chơi game. Khi về đến nhà em mới lo sợ vì chưa học bài nên ngày mai sẽ không làm được bài.
- Cách giải quyết:
+ Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng:
- Do mãi mê chơi game ở quán nét, mai thi nhưng vẫn chưa ôn bài, lo sợ ngày mai sẽ không làm được bài.
+ Tìm cách để giải quyết vấn đề:
Cách 1: vẫn tiếp tục ở quán chơi game và ngày mai đến lớp sẽ chép bài của bạn.
Cách 2: không chơi game nữa, lập tức đi về nhà ôn bài.
Cách 3: vẫn tiếp tục chơi game, sau đó thức trắng cả đêm để ôn bài.
+ Cách giải quyết khả thi nhất:
Cách 2: không chơi game nữa, lập tức đi về nhà ôn bài.
+ Tiến hành giải quyết các vấn đề căng thẳng:
Lập tức đứng lên và đi về nhà để ôn bài chuẩn bị cho bài thi ngày mai.
+ Vượt qua sự căng thẳng:
=> Sau khi về nhà ôn bài, bài thi của em đã đạt được kết quả cao, được cô giáo khen ngợi, bạn bè ngưỡng mộ và bố mẹ cũng vui mừng.
2. Em hãy tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải và ghi lại những cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em.
* Gợi ý:
Khi tư vấn, cần xác định rõ:
- Tình huống cụ thể là gì?
- Nguyên nhân thật sự gây ra tình huống đó?
- Có những giải pháp nào để giải quyết?
- Giải pháp nào là khả thi nhất để áp dụng?
* Tình huống:
- Bạn muốn tham gia câu lạc bộ âm nhạc yêu thích, vì đó là đam mê của bạn. Nhưng bố mẹ lại không cho phép, bố mẹ muốn bạn tập trung vào việc học. Bạn cảm thấy rất buồn và chán nản, không thể nào mà tập trung học hành được.
+ Nguyên nhân gây ra tình huống:
- Bạn muốn tham gia câu lạc bộ âm nhạc nhưng bố mẹ lại không cho phép và muốn bạn tập trung học.
+ Các giải pháp:
Cách 1: Bạn sẽ nhờ giáo viên chủ nhiệm đến nhà thuyết phục bố mẹ.
Cách 2: Bạn ấy sẽ mặc kệ lời nói của bố mẹ, vẫn cho đi theo đam mê sở thích mà bỏ bê việc học.
Cách 3: Bạn ấy sẽ tự mình thuyết phục bố mẹ để được đi tham gia câu lạc bộ, và hứa với họ dù cho tham giá câu lạc bộ thì vẫn cố gắng học tập chăm chỉ.
Cách 4: bạn ấy chấp nhận từ bỏ sở thích của mình để nghe lời bố mẹ.
+ Giải pháp khả thi nhất:
Cách 1: Bạn sẽ nhờ cô giáo chủ nhiệm thuyết phục bố mẹ. Bởi vì có người lớn thuyết phục sẽ dễ hơn, tạo lòng tin cho bố mẹ, khiến bố mẹ tin tưởng và cho phép bạn tham gia câu lạc bộ. Đồng thời, bạn ấy cũng phải hứa vừa tham gia câu lạc bộ nhưng cũng phải tập trung vào việc học nữa.
Câu 1: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Vùi mình vào chơi game để quên nối buồn.
B. Trốn trong phòng để khóc.
C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.
Câu 2: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, chúng ta nên
A. âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
B. tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân.
C. sống khép kín, không trò chuyện với mọi người.
D. xa lánh bạn bè, người thân.
Câu 3: Cho các dữ liệu sau:
(1) Đánh giá kết quả đạt được.
(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.
(3) Thực hiện các giải pháp khả thi.
(4) Đề ra các biện pháp giải quyết.
(5) Chọn lọc các giải pháp khả thi.
Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?
A. (2) => (4) => (5) => (3) => (1).
B. (4) => (1) => (2) => (3) => (5).
C. (3) => (1) => (4) => (2) => (5).
D. (5) => (4) => (3) => (1) => (1).
Câu 4: Một trong những biễn pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là
A. thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
B. tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
C. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
D. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.
Câu 5: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.
B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.
>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDCD 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo
-------------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDCD 10 Bài 7 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!