Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 2 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ trang 11, 12, 13, 14, 15 dễ hiểu.
Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo
>>> Xem thêm: Soạn GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác. Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.
- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,.... hay những hành động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
- Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Bản thân mỗi học sinh cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện. Đồng thời, cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
1. Hãy làm một sản phẩm như: tấm thiệp, bài thơ…để thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và gửi đến người em yêu quý trong gia đình, dòng họ, hàng xóm hay một nhân vật em cảm kích trong cuộc sống.
- Một số tấm thiệp:
- Bài thơ ngắn tặng mẹ:
Mẹ ơi ! Dù cả cuộc đời
Con sao trả hết lòng trời bao la
Ngày vui tặng mẹ đoá hoa
Mẹ cười con thấy thiết tha ân tình…..
- Hoặc:
Thương nhiều xót nắng mẹ hiền ơi!
Bão tố cuồng phong gánh cả trời
Nắng đổ thân cò phơi kiệt vắt
Mưa dầm cánh vạt rụng trào vơi.
…
2. Hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi. Đúng vậy! chẳng có một ai có thể vững bước một mình trên đường đời này cả. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, cần sự đồng cảm và chia sẻ. Có thể chúng ta đang trải qua một cuộc đời hết sức hạnh phúc, tuy vậy, trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le…. Chúng ta là một cá thể riêng lẽ nhưng không thể nào tồn tại một mình được. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.” Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đúng vậy, có thể những việc lmf nhỏ của chúng ta đã giúp đỡ cho những người khó khăn một việc vô cùng to lớn, là sức mạnh về thể chất cả tinh thần. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Ngay bản thân em cũng luôn tự nhắc nhở bản thân mình cần phải sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn nữa.
Câu 1. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cầm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 2. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cầm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Ganh ghét, để kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 4. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Chị ngã em nâng.
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhường cơm, sẻ áo.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 5. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDCD 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo
-------------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDCD 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!