logo

Lý thuyết Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (CTST)

icon_facebook

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 1 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 dễ hiểu.

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương


Khái niệm

- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Truyền thống quê hương được thể hiện ở truyền thống: văn hoá, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,....

- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần: tìm hiểu về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống; tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,... Đồng thời, cần phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.


Vận dụng 

1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm/ tổ làm một tập san, gồm: các hình ảnh, nhân vật, câu chuyện về truyền thống văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Một số hình ảnh:

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 1 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

- Câu chuyện về truyền thống văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương:

Thực tiễn dựng nước và các truyền thuyết, từ những thời xa xưa đã xuất hiện những vị anh hùng anh dũng, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, những câu truyện cổ tích về nguồn gốc con cháu Rồng Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng đã làm rõ cơ sở của truyền thống quý báu, giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam, một truyền thống nồng nàn yêu nước. Đó là nền tảng sức mạnh mở đầu cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

2. Em hãy làm việc theo nhóm để lập dự án tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Dự án tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp: truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học…

- Bước chuẩn bị:

+ Xác định chủ đề và mục đích của dự án: 

- Tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em như: sưu tầm các hình ảnh, video ngắn để giới thiệu, hoặc có thể vẽ bằng tay nhầm mục đích khiến cho dự an thêm chân thật, gần gũi và sinh động…

+ Dự kiến những công việc cần làm theo dự án:

- Theo mục đích đã xác định, cần dự kiến những công việc mà học sinh thực hiện như: viết những bài để giới thiệu về những truyền thống tốt đẹp, làm các video ngắn, vẽ tranh để tuyên truyền quảng bá…

- Dự kiến địa điểm thực hiện: thực hiện theo nhóm.

- Dự kiến thời gian thực hiện: thực hiện vào thứ bảy và chủ nhật.

+ Dự kiến phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ dự án:

- Để thực hiện việc tuyên truyền những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cần đến những phương tiện, cơ sở vật chất như: giấy, màu, bút vẽ,…

+ Dự kiến sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, gia đình:

- Các lực lượng có thể hỗ trợ , giúp đỡ học sinh thực hiện dự án như: gia đình tạo điều kiện, thời gian, phương tiện, hướng dẫn học sinh về các truyền thống văn hóa quê hương mình…

* Bước thực hiện dự án:

- Theo kế hoạch đã đề ra, các nhóm bàn bạc, thảo luận cách tiến hành và phân công công việc cho nhau.

- Thực hiện công việc theo nhóm: chụp ảnh, quay và dựng video, vẽ các bức tranh sống động về các làng nghề truyền thống ở quê hương…

* Bước trình bày sản phẩm dự án:

- Sản phẩm chính là hình ảnh, video, bức tranh… của học sinh thực hiện.

- Sản phẩm được giới thiệu đến mọi người và được trình bày trong lớp học.


Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 2. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

Câu 3. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái.

B. Thích phô trương, hình thức.

C. Hiếu học.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 5. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDCD 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDCD 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 21/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads