logo

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 12

  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 1. Pháp luật và đời sống : 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 2. Thực hiện pháp luật : 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật a. Khái niệm thực hiện pháp luật - Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. - Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật : . Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. - Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. + Một là: Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. + Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống : 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo : 1. Bình đẳng giữa các dân tộc a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. - Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ : Dân chủ trực tiếp: là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân : 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân a. Quyền học tập của công dân * Khái niệm Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước : 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước (đọc thêm) a. Trong lĩnh vực kinh tế (đọc thêm) - Trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước.
  • Lý thuyết GDCD 12: Bài 10. Pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ cả nhân loại : 1.Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai - Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia. - Pháp luật là cơ sở để các nước xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Pháp luật là cơ sở để thực hiện hợp tác kinh tế ­ Thương mại giữa các nước. - Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.