logo

Lý thuyết GDCD 12: Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật


Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Tham khảo:

>>> Soạn Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật

>>>  Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 (có đáp án chi tiết)


1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Lý thuyết GDCD 12: Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật - Chi tiết, hay nhất

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

- Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Một là: Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.


2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.


3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.

- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.

- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích công dân, không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội.


4. Sơ đồ tư duy

Lý thuyết GDCD 12: Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/09/2022