logo

Lý thuyết GDCD 12: Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước


Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Tham khảo:

>>> Soạn Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

>>> Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 (có đáp án chi tiết)


1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước (đọc thêm)

a. Trong lĩnh vực kinh tế (đọc thêm)

- Trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước.

b. Trong lĩnh vực văn hóa (đọc thêm)

- Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

- Góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

c. Trong lĩnh vực xã hội (đọc thêm)

- Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.

- Góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta.

d. Trong lĩnh vực môi trường (đọc thêm)

- Pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường.

e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội (đọc thêm)

- Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, qua đó tạo môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.


2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước

a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

* Quyền tự do kinh doanh của công dân 

Lý thuyết GDCD 12: Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Chi tiết, hay nhất

- Quy định tại điều 33 Hiến pháp 2013 và trong các luật về kinh doanh.

- Có nghĩa là, mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh:

- Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh;

- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

- Bảo vệ môi trường;

- Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng;

- Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…

Lưu ý:

+ Nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng, cần phải được thực hiện nhiêm chỉnh.

+ Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.

+ Nếu kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích thì doanh nghiệp có thể được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp trong những năm sau.

b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa (đọc thêm)

- Thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

- Pháp luật về sự phát triển văn hóa nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục, nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến các di sản văn hóa.

c. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội

Các quy định của pháp luật về các lĩnh vực xã hội cơ bản như:

- Giải quyết vấn đề việc làm: khuyến khích tạo ra nhiều việc làm mới.

- Xóa đói giảm nghèo: sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính như tăng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.

- Kiềm chế sự gia tăng dân số: Công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con, vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi.

- Phòng, chống tệ nạn xã hội.

d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân.

- Là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

- Việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ nguyên tắc (không dạy)

- Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu:

+ Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

+ Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Bảo vệ môi trường đô thị, khu cư dân.

+ Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác.

+ Quản lí chất thải.

+ Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

- Bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

- Pháp luật nghiêm cấm cá hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm, chôn lấp chất phóng xạ, chất thải, chất nguy hại khác không đúng nơi quy định, thải các chất thải chưa được xử lí...vào đất, nguồn nước.

- Hành vi vi phạm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí hành chính, kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh

- Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia,...

- Đảm bảo quốc phòng và an ninh là: Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc; bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước.

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia;

+ Phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại;

+ Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

+ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

- Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

- Mọi cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều bị xử lí nghiêm minh, kịp thời.

- Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với mọi công dân; tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/09/2022