logo

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12

Hệ thống, tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 theo tác phẩm ngắn nhất bám sát nội dung chương trình học SGK ngữ văn 12, giúp các bạn ôn bài tốt hơn.

Cùng đến với bài viết sau của Top lời giải để ôn tập kiến thức toàn bộ văn 12 nhé:


Tóm tắt Ngữ văn 12: Bài 1. Tuyên ngôn Độc lập

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

- Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

- Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, TQuốc, Thái Lan…

- Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

- Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước

- Tháng 8-1942, sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

- Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

- Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

- Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

- Từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế

2. Quan điểm sáng tác

- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.

- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học

- Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

3. Sự nghiệp sáng tác

- Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

- Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

- Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

4. Phong cách nghệ thuật

- Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng

+ Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.

+ Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

+ Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.

- Tính thống nhất:

+ Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị

+ Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

+ Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai

→ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước

- Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập

- Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở lí luận của bản tuyên ngôn)

- Phần 2 (tiếp đó đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta (cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn)

- Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc

3. Giá trị nội dung

- Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

- Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả.

4. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực

- Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm, ngôn ngữ châm biếm sắc sảo

- Hình ảnh giàu sức gợi cảm


Tóm tắt Ngữ văn 12: Bài 2. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

I. Tác giả

- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906, mất năm 2000, là một nhà cách mạng lớn của nước ta vào thế kỉ XX

- Quê quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Con đường cách mạng:

   + Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng từ khi chưa đầy 20 tuổi

   + Từng bị thực dân Pháp bắt, kết tội và đày ra Côn Đảo

   + Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, ông cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng biên giới Việt – Trung và sau đó được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng

   + Sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước Việt Nam: trưởng phái đoàn tham dự các hội nghị như Hội nghị Giơ-ne-voe và đảm nhiệm các cương vị Bộ trưởng bộ tài chính, Bộ trưởng bộ ngoại giao, phó thủ tướng, thủ tướng...

- Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn

- Sự nghiệp sáng tác: các bài hát nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh...

II. Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài viết được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888) và được đăng trên Tạp chí văn học tháng 7 năm 1963

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

- Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề

   + Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

   + Thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.

   + Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian Nam Bộ

- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc

3. Giá trị nội dung

Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đống đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam

4. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén

- Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm

- Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc


Tóm tắt Ngữ văn 12: Bài 3. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

I. Tác giả

- Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

- Ông bắt đầu làm việc tại tổ chức Liên hợp quốc từ năm 1962 và đã trải qua nhiều cương vị, chức vụ khác nhau:

   + 1996, ông được cử giữ chức Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc phụ trách giữ gìn hòa bình

   + Từ ngày 1-1-1997, ông trở thành người thừ bảy và là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ở vai trò này, ông đã ra Lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4-2001

- Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân ông được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

Văn bản là thông điệp của Cô-phi An-nan gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2002

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “chống lại dịch bệnh này”): Đặt vấn đề - Tầm quan trọng của việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS

- Phần 2 (tiếp đó đến “im lặng đồng nghĩa với cái chết”): Giải quyết vấn đề - Tổng kết thực trạng hành động và nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS

- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề - Lời kêu gọi phòng chống HIV/AIDS

3. Giá trị nội dung

Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ. Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi lại đại dịch đó là công việc của chính mình, hãy sát cánh bên nhau để cùng “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thành công thể loại nghị luận với luận điểm, luận cứ, luận chững rõ ràng, xác thực

- Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ...

- Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục


Tóm tắt Ngữ văn 12 các bài tiếp theo 

 Tác phẩm: Tuyên ngôn Độc lập (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tây Tiến (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Việt Bắc (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật) 

 Tác phẩm: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Sóng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Đàn ghi-ta của Lor-ca (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Người lái đò sông Đà (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Vợ Nhặt (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Rừng Xà Nu (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Những đứa con trong gia đình (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Thuốc (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Số phận con người (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Ông già và biển cả (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

icon-date
Xuất bản : 21/02/2022 - Cập nhật : 21/02/2022