logo

Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm:

Khi nhắc đến những nhà thơ tiêu biểu, có đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Ông không những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước mà còn là một nhà hoạt động chính trị rất tài ba. 

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15-3-1943 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) dê (Quý Mùi 1943). Nguyễn Khoa Điềm xếp hạng nổi tiếng thứ 44773 trên thế giới và thứ 192 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1943 vào khoảng 22,612 triệu người.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. 

Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.

Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hay nhất

Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những áng thơ của ông đều hướng về tình yêu quê hương, đất nước. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì ông là người trực tiếp tham gia trong trận chiến với đế quốc Mỹ thế nên thơ của ông rất chân thật và giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình. Là một người có ý thức và trách nhiệm với đất nước, thế nên những câu thơ ông sáng tác thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người công dân, người lính với đất nước.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì trực tiếp tồn tại trong cuộc chiến kháng chiến nên thơ của ông rất giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt hấp dẫn bởi cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng và mang màu sắc chính luận – trữ tình. Ông có ý thức rất cao về vai trò cũng như trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, vì vậy những áng thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần chiến đấu và bản chất anh hùng bất khuất của những người chiến sĩ Việt Nam.

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước… Trong kháng chiến chống Mỹ, tho của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, trường ca Mặt đường khát vọng,…

Một trong những tác phẩm nổi tiếng và gắn bó với tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm đó chính là bài thơ “Đất nước” trích trong tập “Trường ca khát vọng” ra đời vào gần cuối năm 1971, ngay tại thời điểm mà kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Đây là một tác phẩm thành công vang dội, mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn vẹn về tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước. Bài thơ đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam và được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh trong chương trình Chương trình Ngữ văn THPT.

Nguyễn Khoa Điềm là người lao động nghệ thuật rất nghiêm túc, ông luôn khắt khe với những tác phẩm của chính mình. Thơ của ông luôn được định hình theo một phong cách riêng, nét riêng. Hầu hết những tác phẩm mà ông sáng tác đều viết về tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần dân tộc.

Tuy đây là những đề tài quen thuộc được nhiều người sáng tác, nhưng với cách nhìn sáng tạo, mới mẻ cùng tâm hồn cao đẹp đã giúp cho những tác phẩm của ông luôn tạo được dấu ấn riêng trong lòng người đọc..

Ông được trao tặng nhiều giải thưởng về văn học và nghệ thuật, nổi bật là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ “Cõi lặng” – năm 2010.

Trên đây là những chia sẻ về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, hơn nửa đời người cống hiến cho cách mạng, cho văn học nước nhà thì hiện tại ông đang nghỉ hưu tại quê hương của mình. Tuy sự nghiệp chính trị đã kết thúc, nhưng con đường thơ ca của ông vẫn còn tỏa sáng.

Ngoài ra, cùng Top lời giải tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong Trường ca Mặt đường khát vọng nhé

Thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết tinh của xúc cảm và trí tuệ để thăng hoa thành thơ. Đó không chỉ là sản phẩm của một trí tuệ giàu có, một tư duy sắc sảo mà đó còn là sản phẩm của một tấm lòng, một trái tim nên có sức lay động ở tận đáy sâu tâm hồn người đọc

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Cuộc kháng chiến chống Mỹ dần lui vào lịch sử. Song, những năm tháng hào hùng đó không thể nào quên. Có một pho sử được chép bằng những tác phẩm thơ ca, dài suốt hai mươi năm.Trên trái đất này, không một dân tộc nào lại không tha thiết với hòa bình, độc lập. Song, có lẽ, với dân tộc ta, khát vọng ấy cháy bỏng hơn cả. Suốt hành trình giữ nước, không có thời nào thiếu vắng những dũng sĩ cầm thanh gươm nghìn cân ra trận, âm vang trận mạc đã làm nên dòng chủ lưu của thơ chống Mỹ.

Sự ra đời phát triển của nền thơ chống Mỹ đã góp phần vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ ca lại đóng góp nhiều tài năng, tâm huyết với những tác phẩm có sức sống với thời gian như thơ giai đoạn chống Mỹ. Đặt thơ chống Mỹ trong lòng thời đại, có thể khẳng định mỗi vần thơ là tiếng gọi động viên, cổ vũ dân tộc vùng lên đánh giặc. Một trong những nét nổi bật của thơ chống Mỹ là sự xuất hiện của đội ngũ những nhà thơ trẻ. Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Nguyễn Khoa Điềm…Chính họ làm nên sức bật và sức sống mới cho thơ ca giai đoạn này. Chính họ đã cất lên tiếng nói đầy tự tin về ý thức trách nhiệm và nhiệt huyết cháy bỏng trong trái tim cả thế hệ mình – thế hệ tự nguyện nhập cuộc và trải nghiệm qua thử thách chiến tranh. Mỗi gương mặt thơ trẻ đó mang một cá tính, một giọng điệu riêng làm nên những phong cách nghệ thuật độc đáo.

… Chúng tôi làm thơ ghi lấy

cuộc đời mình

… Bài hát của chúng tôi

Là bài ca ống cóng

… Là ta hát những lời của ta

… Mỗi câu thơ như sợi tơ dài

Rút ra từ tháng ngày bom đạn.

Họ đã dám sống hết mình với thời đại: những câu thơ thật chân thành từ suy nghĩ nội tâm của thời đó, mà hôm nay đọc lại, ai đó dễ quy chụp là có phần nào cao giọng, cường điệu. Sự thật, nó vẫn phản ánh trung thực những suy nghĩ tâm huyết và phổ biến của một thời. Phải đặt vào đúng văn cảnh của nó, thì mới thấy hết được rằng đó là những câu thơ hay, những câu thơ gan ruột:

“Ði qua hết tuổi thanh xuân

Ðể lại trong rừng những gì quý nhất

Mất mọi thứ để nhân dân không mất”

(Phạm Tiến Duật),

hay:

“Trời ơi! Nếu kẻ thù chiếm được

Chỉ một gốc sim thôi, dù chỉ gốc sim cằn

Tổ quốc sẽ ra sao, Tổ quốc!” 

(Hữu Thỉnh).

Hoặc giản dị làm sao, khi được soi lại một khoảnh khắc ngẫu hứng những gì mà ta từng nhất mực hy sinh:

Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm viết không nhiều, nhưng từ số lượng ít ỏi ấy vẫn hiện lên một tâm hồn thi sĩ thực sự với những rung động tinh tế, với thế giới nội tâm nồng nàn sâu lắng. Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ có phong cách rõ nét và có đóng góp quan trọng cho thành tựu của thơ chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm là những phác hoạ về chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa những năm chống Mỹ, và là bức tranh về phong trào đấu tranh chính trị của học sinh, sinh viên trong đô thị tạm chiếm miền Nam. Mảng nội dung quan trọng này được thông qua một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với một ngòi bút tài năng. Thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết tinh của xúc cảm và trí tuệ để thăng hoa thành thơ. Đó không chỉ là sản phẩm của một trí tuệ giàu có, một tư duy sắc sảo mà đó còn là sản phẩm của một tấm lòng, một trái tim nên có sức lay động ở tận đáy sâu tâm hồn người đọc.

Thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ tập trung xây dựng hai loại hình tượng cái tôi trữ tình đó là “cái tôi” sử thi và “cái tôi” thế hệ. Cái tôi sử thi đã tạo cho nhà thơ một tâm thế mới. Nhà thơ phát ngôn cho cả dân tộc, đất nước, nhân dân. Nhà thơ đứng ở tầm cao thời đại để bao quát cả thời gian, không gian, cả hiện tại và quá khứ, tương lai để phát hiện suy ngẫm. Vì vậy hình tượng trong thơ cũng mang tầm vóc sử thi, tầm vóc con người được đo bằng chiều kích không gian, vũ trụ, khắc hoạ được tầm vóc dân tộc trong thời đại đánh Mỹ.

Buffon cho rằng: “Phong cách chính là người” mỗi nhà văn thường có một tạng riêng. Thi pháp văn học Nga định nghĩa “Phong cách là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định, là nguyên tắc thẩm mỹ để cấu trúc toàn bộ nội dung và hình thức”. Các nhà nghiên cứu lí luận nước ta cũng đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nội hàm thuật ngữ phong cách. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học trên cơ sở thừa nhận hai phạm trù: phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật đã định nghĩa “Đó là cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy”. Quả thật tính độc đáo là yếu tố quyết định tạo phong cách nghệ thuật

Nhà nghiên cứu Hoài Anh cho rằng thơ Nguyễn Khoa Điềm phát sáng trong chủ đề sóng đôi: Đất và Khát vọng. Cảm hứng Đất nước ôm trùm chi phối những nguồn cảm hứng khác. Trong chiến tranh cảm hứng Đất nước đi liền với khát vọng gìn giữ chủ quyền dân tộc chiến thắng kẻ thù xâm lược. Chủ đề này được Nguyễn Khoa Điềm triển khai trong thơ từ không khí sử thi hào hùng của cuộc chiến đấu chống Mỹ.Để tái hiện tinh thần thời đại, thơ Nguyễn Khoa Điềm phơi bày những cảm xúc nồng nàn bay bổng trước vận mệnh chung của toàn dân tộc. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cảm hứng sử thi anh hùng bao giờ cũng đi cùng cảm hứng lãng mạn và lí tưởng hoá tạo nên những hình ảnh thơ kì vĩ hùng tráng:

Một mùa xuân tiếng đại bác rầm rầm

Bản hành khúc những binh đoàn giải phóng

Vút từng không tiếng gió phất cờ sao

Ôi ngày hội của những người đứng lên đòi quyền được sống

Cảm hứng sử thi bao giờ cũng song hành với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Cảm hứng sử thi là cảm xúc cao trào, dâng tràn lòng yêu nước, tự hào trước sự quật khởi của đất nước. Trong tâm thức Nguyễn Khoa Điềm luôn quan niệm chính Nhân dân vô danh đã làm nên đất nước. Có lẽ vì vậy mà chủ nghĩa anh hùng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không xuất hiện những tên tuổi vang dội mà nhà thơ thường chú ý khai thác chất anh hùng trong những biểu hiện hàng ngày của cuộc chiến đấu ác liệt với những con người bình dị. Ở phương diện chiếm lĩnh hiện thực chiến trường, thơ Nguyễn Khoa Điềm đã hòa vào dàn đồng ca hào hùng của thơ trẻ chống Mỹ. Nếu như trong âm hưởng chung người ta có thể nhận ra những giọng điệu riêng biệt: Hoàng Nhuận Cầm hồn nhiên mơ mộng; Phạm Tiến Duật hóm hỉnh tinh nghịch pha chút ngang tàng; Dương Hương Ly khoẻ khoắn thiên về ngợi ca; Bằng Việt sâu lắng và trong sáng…thì thơ Nguyễn Khoa Điềm là thứ thơ đằm sâu mà ngân vang. Độ sâu sắc của thơ Nguyễn Khoa Điềm phần nào nổi trội hơn nhiều tác giả trẻ khác chính là ở sự thể hiện phong phú và xúc động một chủ đề, một tư tưởng: Đất nước của nhân dân được soi chiếu từ góc nhìn lịch sử – văn hóa và thông qua những trải nghiệm của chính nhà thơ.

Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hay nhất (ảnh 2)

Thơ Nguyễn Khoa Điềm khi viết về đề tài Đất nước, Nhân dân, Giọng thơ đầy xúc cảm, trang trọng khi hát khúc hát sử thi hoành tráng về Nhân dân, Đất nước. Trọng tâm của bản trường ca nằm ở chương Đất nước, tập trung và thăng hoa những suy nghĩ sâu xa nhất của nhà thơ những năm tháng chiến tranh. Đất nước được tái hiện trong những hình ảnh thân thiết với mỗi con người, Đất nước cũng được đặt trong cái nhìn lịch sử và văn hóa trong “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông” để mỗi người cảm nhận hết tầm cao cả thiêng liêng của hai từ Đất nước. Đất nước – đó là sự hóa thân của lịch sử, của bao thế hệ đem máu xương gìn giữ:

Ôi đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

(Mặt đường khát vọng)

Cảm quan lịch sử – văn hóa sâu sắc đã tạo nên một chiều sâu riêng, sức hấp dẫn khơi gợi đặc biệt của chương Đất nước. Chương này là điểm hội tụ và tỏa sáng toàn bộ bản trường ca, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo khác biệt so với những trường ca cùng thời. Để tái hiện quá trình bắt đầu và lớn lên của Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sống dậy cả một không gian văn hóa cổ xưa của dân tộc, trong bề dày lịch sử bốn nghìn năm. Bề dày lịch sử ấy chứa đựng cả chiều sâu của một nền văn hoá phong phú, lâu đời, đầy nhân hậu với cả một truyền thống quý báu của dân tộc: cần cù, chịu khó trong học tập, làm ăn, dũng cảm trong chiến đấu, chung thuỷ bền vững trong tình yêu. Lời kể ngày xửa ngày xưa của mẹ mở ra xứ sở cổ tích thần kì; miếng trầu của bà gợi câu chuyện Trầu cau, với tình người nồng hậu, thuỷ chung, biểu tượng đạo lí sáng đẹp yêu thương của dân tộc; luỹ tre xanh gợi truyền thuyết Thánh Gióng, như khúc anh hùng ca tráng lệ về sức mạnh thần kì của nhân dân Việt Nam từ buổi bình minh non trẻ dựng nước và giữ nước, và hình ảnh “gừng cay muối mặn” nghĩa tình đằm thắm trong ca dao. Đất nước được gợi lại từ lịch sử, được sống dậy qua phong tục tập quán trong đời sống tinh thần của nhân dân: miếng trầu,trồng tre, bới tóc sau đầu, cách đặt tên người, cả tình yêu của con người…Tất cả đều làm nên khuôn mặt dân tộc – một dân tộc nghĩa tình đằm thắm. Chất dân gian, hồn dân tộc như thấm vào từng câu từng chữ. Đất nước bắt nguồn từ những cái hàng ngày gần gũi, cũng lại là những cái bền vững sâu xa hình thành tồn tại từ ngàn xưa trong đời sống dân tộc, từ những phong tục tập quán được tiếp nối thiêng liêng, qua nhiều thế hệ. Đó chính là chiều sâu văn hóa – lịch sử của đất nước, nó góp phần khẳng định Đất nước có từ xa xưa, từ khởi thuỷ của dân tộc khi những cư dân đầu tiên khai phá đất đai lập nên xứ sở. 

Trong chương Đất nước của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm cũng suy cảm về lãnh thổ bắt đầu từ hai yếu tố ấy: Đất là nơi em đến trường /Nước là nơi em tắm. Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc / Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi. Đất là nơi chim về / Nước là nơi rồng ở. Đất nước còn là núi sông rừng bể bao la, là không gian sinh tồn và phát triển của bao thế hệ người Việt. Trải qua thời gian, Đất nước trở thành một giá trị lâu bền, vĩnh hằng và được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này sang đời khác:

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” như một cảm quan lịch sử chủ đạo của Nguyễn Khoa Điềm, chi phối cái nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử của đất nước, được gìn giữ và kiến tạo bằng máu và mồ hôi của những con người bình dị không tên tuổi. Lịch sử ấy được kết thành từ bao thế hệ, bao số phận: những người vợ nhớ chồng ra trận, từ anh học trò nghèo, những con gà con cóc nhỏ bé, đến gót ngựa Thánh Gióng, 99 con voi chầu đất Tổ Hùng Vương…Mỗi người, mỗi vật đi qua trong lịch sử, trong không gian, thời gian đều để lại một chút gì cho đất nước. Đó chính là nhân dân, bằng những cuộc đời thầm lặng, vô danh đã kiến tạo nên giá trị vĩ đại và trường tồn, đó là Đất nước:

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra đất nước

Với cái nhìn xuyên suốt lịch sử, tác giả nhấn mạnh vai trò của nhân dân. Nhân dân bắng máu xương của mình đã chiến đấu bảo vệ gìn giữ Đất nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước còn là sự nối liền các thế hệ Việt Nam, họ đã lao động, sáng tạo, gìn giữ và truyền lại cho đời sau mọi giá trị văn hoá vật chất, tinh thần: từ hạt lúa với nền văn minh lúa nước, ngọn lửa được tạo nên bởi bước tiến của loài người đến những của cải tinh thần quý báu như phong tục tập quán lâu đời: tên xã, tên làng, giọng nói cha ông…Họ là những anh hùng văn hoá, họ đã bảo tồn từ đời này sang đời khác phong tục và lối sống của dân tộc mình:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than con cúi

Họ truyền giọng điệu cho con mình tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.

Đất nước cũng chính là phần tâm linh ngay trong máu thịt mỗi con người: Trong anh và em hôm nay / đều có một phần đất nước. Giọng thơ đặc biệt xúc cảm của những người cùng thế hệ, thông qua giọng ân tình nhắn nhủ của tình yêu, của anh và của em, Nguyễn Khoa Điềm nói lên được sự thống nhất, gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và dân tộc. Trách nhiệm và bổn phận đối với đất nước chính là trách nhiệm đối với bản thân mình:

Em ơi em Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất nước muôn đời

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước không chỉ được cảm nhận trong chiều dài của thời gian lịch sử, mà còn được được cảm nhận trong chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. 

Lời thơ Nguyễn Khoa Điềm khi viết về Đất nước có một giọng cuốn hút đặc biệt, trầm lắng và tha thiết, bởi phong vị ca dao tập trung của rất nhiều thành ngữ, quán ngữ: ngày xửa ngày xưa, gừng cay muối mặn, một nắng hai sương, con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi, yêu em từ thuở trong nôi, quý công cầm vàng, nuôi cái cùng con…Tất cả những truyền thuyết, truyện cổ, hình ảnh ngôn ngữ – chất liệu của đời sống dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đều quen thuộc, gần gũi và lắng đọng rất sâu trong tâm thức người Việt. Bởi vậy khi đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm, người đọc xúc động, đồng cảm khi nhận ra chính mình cũng để nhận ra mỗi người không còn chỉ là của riêng mình nữa : Trong anh và em hôm nay – đều có một phần đất nước, để nhận ra trách nhiệm cứu nước:

Em ơi em đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời.

Có lẽ “Đất nước” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, không chỉ là chiều rộng của không gian địa lí mà nó còn là chiều dọc lịch sử của một nền văn hoá phong phú, lâu đời đầy nhân hậu với cả một truyền thống hào hùng mang bản sắc riêng của dân tộc Việt. Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng lên tư tưởng: Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại. Rõ ràng tư tưởng trên đã thật sự vang lên bằng tiếng nói nghệ thuật của thơ. Tiếng nói ấy rất độc đáo, nó là nốt nhạc ngân vang trong bản hòa điệu của thơ ca chống Mỹ, thể hiện tâm hồn cảm xúc của thi nhân trước vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Tư tưởng ấy đến nay còn tươi nguyên bởi giá trị của nó, bởi trách nhiệm “hóa thân cho dáng hình xứ sở” là vấn đề muôn đời của thơ ca và cuộc sống. Đây chính là thành công đáng kể của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Trên con đường thơ của mình, thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn có những biến đổi mới mẻ phù hợp với từng hoàn cảnh sáng tác. Trong chiến tranh, tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm cháy bỏng những cảm hứng lớn lao về Nhân dân – Đất nước. Là một nhà thơ trẻ tự nguyện nhập cuộc và được thử thách trong chiến tranh, thơ Nguyễn Khoa Điềm cất lên tiếng nói của thế hệ mình về ý thức trách nhiệm trước vận mệnh đất nước Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, ẩn sau bề mặt câu chữ là một gương mặt thi sĩ, một chân dung tâm hồn giàu cảm xúc, nhạy cảm với những vang động lớn lao cuả thời đại và những rung động tinh tế của lòng người. Những rung động này đã tạo nên chất thơ sâu lắng nồng nàn, tạo nên sự đồng cảm giữa những tâm hồn, giữa tác giả và độc giả, như một nét phong cách định hình rất sớm và ngày càng rõ nét của thơ Nguyễn Khoa Điềm.

icon-date
Xuất bản : 21/02/2022 - Cập nhật : 29/03/2022