logo

Tóm tắt tiểu sử nhà văn Tô Hoài

Đề bài: Tóm tắt tiểu sử nhà văn Tô Hoài

Trả lời:


1. Tiểu sử, cuộc đời Tô Hoài 

- Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen (1920 – 2014) ông sinh ra ở quê nội thôn Cát Đồng, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới trong đó có Dế mèn phiêu lưu kí. Bút danh Tô Hoài của ông gắn liền với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Ở tuổi thiếu niên Tô Hoài tự lập rất sớm, ông đã phải ra ngoài làm việc kiếm sống. Ông lăn lộn đủ nghề từ dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… cũng có những lúc thất nghiệp.

- Cuộc đời của Tô Hoài như bước sang trang mới khi ông bắt đầu viết văn, mở đầu là tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí, sau khi tác phẩm ra đời mặc dù chưa hoàn thành nhưng nó nhận được sự đón nhận rất tích cực từ độc giả.

- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, trong cuộc chiến tranh Đông Dương ông chủ yếu hoạt động bên lĩnh vực báo chí.

- Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.


2. Sự nghiệp văn học của nhà văn

- Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:

Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)

O chuột (1942)

Nhà nghèo (1944)

Truyện Tây Bắc (1953)

Miền Tây (1967)

Cát bụi chân ai (1992)

Ba người khác (2006)

- Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.

- Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, “đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam” trong nền văn học hiện thực.

- Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.


3. Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài

Đặc điểm phong cách nghệ thuật này của Tô Hoài được biểu hiện cụ thể ở các điểm sau:

- Cách đặt tên cho tác phẩm của Tô Hoài có khi được xuất phát từ thành ngữ dân gian: “ Đất khách, quê người”; “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Giăng thề còn đó trơ trơ”.

- Cách kể chuyện, dẫn truyện của Tô Hoài có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, biểu hiện rõ ở tác phẩm Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Dế Mèn phiêu lưu kí .

- Tô Hoài thường đi vào khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con người Việt Nam như: trọng nghĩa khinh tài, khí tiết, thủy chung,…        

- Tô Hoài khai thác đề tài lịch sử  để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, tiêu biểu là tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ông Gióng.

Tóm tắt tiểu sử nhà văn Tô Hoài chi tiết nhất
Ông Phạm Quang Nghị-Bí thư Thành uỷ Hà Nội trao giải "Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội" năm 2010 cho nhà văn Tô Hoài

4. Giải thưởng văn học

- Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);

- Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);

- Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).

- Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010


5. Tô Hoài - Nhà văn của thiếu nhi

- Suốt cuộc đời gần 80 năm sáng tạo bền bỉ của mình, Tô Hoài đã để lại một lượng tác phẩm đồ sộ với gần 200 đầu sách, trong đó có hơn 60 đầu sách viết cho thiếu nhi ở nhiều thể loại khác nhau.

- Nhắc đến Tô Hoài, nhiều người nghĩ ngay đến “Dế mèn phiêu lưu ký”. Hơn hai mươi tuổi , Tô Hoài đã tạo được một kiệt tác ở thể đồng thoại. Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Điệp, “Dế Mèn phiêu lưu ký” được ông viết cho thiếu nhi, nhưng cũng là viết cho người lớn vì ẩn trong tác phẩm này là những bài học nhân sinh sâu sắc. Tại đây, ta nhận thấy sự mẫn cảm và óc quan sát tinh tế của Tô Hoài. Ông tả loài vật nào đúng với bản chất và đặc điểm của loài vật ấy.

- “Ống kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động. Với ‘Dế Mèn phiêu lưu ký’, Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Điệp đánh giá.

- Ngoài “Dế Mèn phiêu lưu ký” nổi tiếng, ông có hàng loạt sáng tác được trẻ em nhiều thế hệ yêu thích như: “Mực tàu giấy bản”, “Nói về cái đầu tôi”, “Ngọn cờ lau”, “Thằng phó”, “Chuyện ông Gióng”, “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Ba anh em”, “Ba bà cháu”, “Câu chuyện ngày chủ nhật”, “Con mèo lười”, “Đám cưới chuột”, “Đảo hoang”, “Chuyện nỏ thần”, “Chim chích lạc rừng”… Ở mảng sáng tác này, dù là đề tài sinh hoạt, cổ tích hay lịch sử, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ, Tô Hoài vẫn có được cách cảm nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ. Và ông đã dẫn dắt các em đến với một thế giới có vô vàn điều kỳ thú, góp phần bồi đắp nhân cách, nuôi dưỡng vẻ đẹp và sự trong sáng, cao thượng cho những tâm hồn thơ bé.

- Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Điệp, trong các sáng tác dành cho thiếu nhi của Tô Hoài, yếu tố đặc biệt nhất là ông không giả giọng trẻ con để kể chuyện trẻ con như nhiều cây bút khác từng làm. Ông rất hiểu tư duy trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo lô gíc của trẻ. Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài vật, nhà văn đã dựng lên một thế giới gần gũi với trẻ thơ. “Truyện thiếu nhi của Tô Hoài không rơi vào tình trạng dạy dỗ cho con trẻ những bài học luân lý cứng nhắc, không bắt chúng tập làm người lớn từ thuở còn bé thơ. Từng bước một, lũ trẻ sẽ hiểu dần được đời sống từ những bài học đường đời đầu tiên”, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Điệp nói.

- Là một tài năng lớn của văn học nghệ thuật nước nhà, Tô Hoài đã đạt nhiều giải thưởng sáng tác như Giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956 với tập “Truyện Tây Bắc”; Giải A - Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1970 với tiểu thuyết “Quê nhà”; Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 với tiểu thuyết “Miền Tây”; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1, năm 1996 và Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2010. Tác phẩm của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và giới thiệu tại nhiều quốc gia như Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Bungari, Cu Ba, Mông Cổ, Nhật Bản...

Ngoài ra, cùng Top lời giải khám phá một số nhận định về nhà văn Tô Hoài qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhé

Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Tô Hoài từ lâu đã là mảnh ghép tuổi thơ bao thế hệ Việt Nam. Với 95 năm tuổi trời, hơn 60 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản, đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác. Hằn in trong khoảng trời tuổi thơ của những đứa trẻ Việt Nam là câu chuyện phiêu lưu của chàng dế mèn loắt choắt và khi lớn lên đôi chút ta lại bắt gặp "Vợ chồng A Phủ" với bao tâm tư mà con người sinh ra để viết ấy gửi về với miền Tây Bắc thân thương.

1. Nhìn lại toàn bộ cuộc đời văn học của nhà văn Tô Hoài, Giáo sư Phong Lê khẳng định: “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn họ thế kỉ 20 – làm nên mùa màng 1930-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận. Ông cũng là người hiếm hoi nhất còn lại của thế hệ ấy, cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh”.

Tóm tắt tiểu sử nhà văn Tô Hoài chi tiết nhất (ảnh 2)

2. “ [...] Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20”. Ông đã ra đi, nhưng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, “chú dề mèn” sẽ trẻ mãi với thời gian” – Trích bài viết “ Nhà văn Tô Hoài nặng lòng với những trang văn về Tây Bắc”, Báo Mới.

3. “Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con người đời dài rộng khi đã trưởng thành” – Phan Anh Dũng

4. “Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết . Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt” – Nhà văn Tô Hoài

5. "Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi". (Tô Hoài)

6. Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. (Tô Hoài)

7. "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ". (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)

8. “ Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,... làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước , càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng” – Nhà thơ Hữu Thỉnh

icon-date
Xuất bản : 21/02/2022 - Cập nhật : 29/03/2022