logo

Tóm tắt bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Câu hỏi: Tóm tắt bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Trả lời: 

a. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

- Nguồn gốc tiếng Việt:

+ Nguồn gốc bản địa: Quá trinh phát sinh, phát triển, tồn tại của tiếng Việt song hành với quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của dân tộc Việt. Tiếng Việt cũng có nguồn gốc lịch sử lâu đời như lịch sử cộng đồng người Việt

+ Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt:

+ Tiếng Việt có nguồn gốc thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường.

+ Ngoài ra tiếng Việt còn có quan hệ giao lưu tiếp xúc với ngôn ngữ Hán

b. Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc

+ Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, tiếng Việt nguồn gốc Nam Á vẫn có nhiều đặc trưng khác tiếng Hán, không cùng nguồn gốc và quan hệ họ hàng.

+ Tuy nhiên, trong quá trinh tiếp xúc, để có thể phát triển và làm giàu ngôn ngữ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Hình thức vay mượn chủ yếu là theo hướng Việt hóa, trước là về mặt âm đọc, sau là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Ngoài ra còn vay mượn từ Hán theo cách đảo lại vị trí các yêu tố, rút gọn, mở rộng nghĩa...

+ Nhiều từ Hán được Việt theo hình thứ sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt : đan tâm thành lòng son, thanh thiên thành trời xanh.

c. Tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ

- Dựa vào văn tự Hán, người Việt đã xây dựng một hệ thống chữ viết nhằm ghi âm lại

- Việc tiếp xúc, ảnh hưởng, vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa làm cho Tiếng Việt ngày càng thêm phong phú, tinh tế, uyển chuyển

- Dựa vào văn tự Hán, người Việt đã xây dựng một hệ thống chữ viết nhằm ghi âm lại Tiếng Việt vào đầu thế kỉ XIII, đó là chữ Nôm.

d. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc

- Tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép bởi tiếng Pháp

- Chức quốc ngữ ra đời giúp hình thành và phát triển văn xuôi tiếng Việt hiện đại. Cũng như góp phần tích cực vào việc tuyên truyền cách mạng

=> Tiếng Việt trở nên năng động và tiềm năng phát triển dồi dào

e. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

- Chữ quốc ngữ trở thành hệ thống chữ viết quốc gia, ngày càng phong phú, chính xác, hoàn thiện hơn với việc xây dựng hệ thống các thuật ngữ khoa học

- Các cách xây dựng thuật ngữ tiếng Việt:

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây

+ Vay mượn thuật ngữ khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc

+ Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng)

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về tiếng Việt nhé!


1. Tiếng Việt là gì?

- Tiếng Việt là:

+ Tiếng nói của dân tộc Việt - dân tộc trong đại đa số gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

+ Là ngôn ngữ toàn dân, dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục, sử dụng chung trong giao tiếp.

Tóm tắt bài Khái quát lịch sử tiếng Việt chi tiết nhất

2. Chữ viết của tiếng Việt

- Chữ Hán: do ảnh hưởng hơn 1000 năm Bắc thuộc (Phong kiến phương Bắc Trung Quốc)

- Chữ Nôm: khi ý thức tự chủ tự cường của dân tộc lên cao, đòi hỏi cần có một thứ chữ ngôn ngữ của dân tộc riêng. Tuy nhiên, chữ Nôm vẫn có nhiều khuyết điểm: không đánh vần được, học chữ nào chỉ biết chữ ấy, muốn học chữ Nôm thuận lợi cần phải có một vốn từ chữ Hán

- Chữ quốc ngữ: do giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo vào Việt Nam

=> Sự kết hợp và Việt hoá dần chữ viết, chữ viết Tiếng Việt ngày nay là cả một quá trình phát triển lâu dài của dân tộc theo chiều dài lịch sử xã hội Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 06/03/2022