logo

Nêu những đặc điểm của văn bản

Câu hỏi: Nêu những đặc điểm của văn bản

Trả lời:

Những đặc điểm cơ bản của văn bản:

- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề, triển khai chủ đề một cách trọn vẹn

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên từ, sự mạch lạc rõ ràng trong nội dung

- Mỗi văn bản phục vụ một mục đích giao tiếp nhất định

- Văn bản có những dấu hiệu riêng thể hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức: mở đầu bằng một tiêu đề, có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

 Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về những đặc điểm của văn bản nhé!


1. Văn bản là gì?

- Văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn, ý chí của một chủ thể tới chủ thể khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo hay nói cách khác văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó.

- Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó (giấy, bia đá,…). Văn bản bao gồm các tài liệu, tư liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, các tổ chức kinh tế… như: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ.

Nêu những đặc điểm của văn bản

2.  Các đặc điểm của văn bản:

- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề, triển khai chủ đề một cách trọn vẹn

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên từ, sự mạch lạc rõ ràng trong nội dung

- Mỗi văn bản phục vụ một mục đích giao tiếp nhất định

- Văn bản có những dấu hiệu riêng thể hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức: mở đầu bằng một tiêu đề, có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.


3. Các loại văn bản: Gồm 6 loại, dựa trên mục đích giao tiếp và phạm vi sử dụng.

+ Văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (nhật kí, thư từ).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện...).

+ Văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học (SGK, bài luận, báo cáo khoa học...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, luật...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kêu gọi, bài bình luận, tuyên ngôn...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn...).


4.  Chức năng của văn bản

*) Chức năng thông tin:

- Văn bản được tạo ra trước hết do nhu cầu giao tiếp, như vậy chức năng thông tin có ở tất cả các loại văn bản. Đây là chức năng được nói đến đầu tiên, trước nhất và cũng là chức năng quan trọng nhất, bởi vì thông qua chức năng này thì các chức năng khác mới được thực hiện.

- Để văn bản có chức năng thông tin và làm tốt chức năng thông tin, trước khi ban hành văn bản phải thu thập thông tin một cách nghiêm túc, trau chuốt ngôn ngữ để diễn đạt làm cho các thông báo trở thành tin, thông tin chứa trong văn bản phải thỏa mãn yêu cầu đầy đủ, chính xác, kịp thời.

*) Chức năng pháp lý:

- Chức năng này chỉ có ở trong văn bản quản lý nhà nước, điều đó phản ánh nội dung văn bản quản lý nhà nước (đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật), nó chứa đựng các quy phạm, các quy định, các tiêu chuẩn, các chế độ, chính sách. Tất cả các điều đó là cơ sở cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức thực thi công vụ.

- Chức năng pháp lý của văn bản ở đây cho phép trong trật tự pháp lý của nó thì công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, đồng thời nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân. Mặt khác, chức năng này làm cơ sở để quản lý bộ máy nhà nước, để xây dựng biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước.

- Có thể hiểu chức năng pháp lý của nhà nước như sau:

+ Nó làm căn cứ cho các hoạt động quản lý, đồng thời là sợi dây ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các vấn đề xã hội mà các cơ quan nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý các lĩnh vực đấy.

+ Nó là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Văn bản quản lý nhà nước (đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật) là hình thức pháp luật của quản lý (luật là hình thức, quy phạm là nội dung).

*) Chức năng quản lý:

-  Đây là chức năng có ở những văn bản được sản sinh trong môi trường quản lý. Chức năng quản lý của văn bản thể hiện ở việc chúng tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý.

- Quản lý là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ hoạch định, xây dựng, tổ chức, xây dựng biên chế, ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra đánh giá. Trong tất cả các khâu nói trên, khâu nào cũng cần có sự tham gia của văn bản; trong hoạt động quản lý xã hội hiện đại thì mọi quyết định quản lý đều phải thể hiện bằng văn bản. Như vậy văn bản là một công cụ đầy hiệu lực trong một quá trình quản lý.

- Để văn bản thực hiện tốt chức năng quản lý thì quá trình thương thảo văn bản phải nghiêm túc, văn bản phải đầy đủ yêu cầu về thể thức và phải được ban hành kịp thời.

*) Chức năng văn hóa-xã hội:

- Văn hóa là tổng thể giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động quản lý, nó được dùng làm một phương tiện để ghi chép lại những kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm lao động sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với ý nghĩa ấy, văn bản luôn có chức năng văn hóa.

- Khi có chức năng văn hóa thì liền sau đó văn bản làm chức năng văn hóa, điều đó bắt buộc mọi người sử dụng văn bản phải làm cho văn bản có tính văn hóa. Lao động soạn thảo văn bản càng nghiêm túc bao nhiêu thì tính văn hóa của văn bản càng nhiều bấy nhiêu.

*) Các chức năng khác:

- Bên cạnh những chức năng cơ bản nói trên, trong đời sống xã hội, văn bản còn thể hiện các chức năng khác như chức năng giao tiếp, thống kê, sử liệu, ….

- Với chức năng giao tiếp, hoạt động sản sinh văn bản phục vụ giao tiếp giữa các quốc gia, giữa cơ quan với cơ quan, …. Thông qua chức năng này, mối quan hệ giữa con người với con người, cơ quan với cơ quan, nhà nước này với nhà nước khác được thắt chặt hơn và ngược lại.

- Với chức năng thống kê các văn bản sẽ là công cụ để nói lên tiếng nói của những con số, những sự kiện, những vấn đề và khi ở trong văn bản thì những con số, những sự kiện, những vấn đề trở nên biết nói.

- Với chức năng sử liệu, văn bản là một công cụ dùng để ghi lại lịch sử của một dân tộc, quốc gia, một thời đại, cơ quan, tổ chức. Có thể nói văn bản là một công cụ khách quan để ghi nhận về quá trình lịch sử phát triển của một tổ chức, một quốc gia.

icon-date
Xuất bản : 05/03/2022 - Cập nhật : 09/03/2022