logo

Phương pháp lập luận là gì?

Câu hỏi: Phương pháp lập luận là gì?

Trả lời:

Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ cho cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Lập luận trong văn nghị luận các em nhé!


I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận

Đọc đoạn văn lập luận (SGK) và trả lời câu hỏi:

a). Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?

- Đoạn văn lập luận là một đoạn trong tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Đây là một áng văn chính luận mẫu mực về nghệ thuật lập luận.

- Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể "nói việc binh" nhằm thuyết phục đối phương hiểu tình hình mà lựa chọn đúng đắn, từ bỏ ý định xâm lược.

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp lập luận là gì?

b). Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?

- Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã sử dụng các luận cứ:

+ Người dùng binh...

+ Được thời có thể…

+ Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu...

- Các luận cứ đều là lí lẽ, xuất phát từ chân lí "Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế...", tác giả suy luận tới hai hệ quả "được thời có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn" và "mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển thành nguy". Đó chính là cơ sở để khẳng định bọn giặc không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là "kẻ thất phu hèn kém", cầm chắc thất bại.

c). Hãy cho biết thế nào là một lập luận?

Lập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.


II. Cách xây dựng lập luận 

   Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, người viết phải biết trình bày ý kiến của mình và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.

1. Xác định luận điểm  (trang 110 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì ? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào ?

b) Bài văn có bao nhiêu luận điểm ? Tìm các luận điểm đó.

2. Tìm luận cứ

Để làm sáng tỏ cho luận điểm, làm cho người đọc hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó, người viết phải đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tức là tìm các luận cứ cho luận điểm. Đọc lại đoạn văn lập luận ở mục I, văn bản Chữ ta ở mục II và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây :

a) Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm.

b) Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận.

- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ cho cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

a). Xác định và phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng trong đoạn trích Thư lại dụ Vương Thông và Chữ ta.

- Hai ngữ liệu trên sử dụng hai phương pháp lập luận khác nhau.

+ Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả. Đầu tiên đưa ra nhận định khái quát “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xem thời thế mà thôi”, sau đó triển khai nhận định bằng các luận cứ (đồng thời cũng là nguyên nhân) và cuối cùng là lời đánh giá từ các luận cứ (đồng thời cũng là kết quả).

+ Bài văn của Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập. Để đi đến kết luận về “thái độ tự trọng của một quốc gia”, tác giả đã xây dựng hai luận điểm. Trong mỗi luận điểm, người viết đều so sánh thực tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam về phương diện chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu và trên báo chí.

b). Kể thêm một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận.

- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

- Các phương pháp lập luận đã học gồm: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp; phương pháp so sánh đối lập; phương pháp quan hệ nhân - quả...

- Ba phương pháp lập luận khác thường gặp trong văn bản nghị luận:

+ Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, tìm ra những thuộc tính giống nhau, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.

+ Phương pháp phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.

+ Phương pháp ngụy biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.

icon-date
Xuất bản : 05/03/2022 - Cập nhật : 05/03/2022