logo

Ca dao hài hước khác với ca dao yêu thương tình nghĩa ở điểm nào?

Trắc nghiệm: Ca dao hài hước khác với ca dao yêu thương tình nghĩa ở điểm nào?

A. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ.

B. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh.

C. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ.

D. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại, tương phản.

Trả lời :

Chọn đáp án: D. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại, tương phản.

Ca dao hài hước khác với ca dao yêu thương tình nghĩa ở điểm dùng nhiều cường điệu, phóng đại, tương phản.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa nhé!


1. Ca dao hài hước

- Ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống của nhân dân lao động cho dù cuộc đời còn nhiều gian truân.

- Có hai loại ca dao hài hước gồm:

+ Tiếng cười hài hước tự trào (lấy cái nghèo của mình để tự cười mình, thi vị hóa cảnh nghèo để lạc quan vui sống) là tiếng cười rất cần trong cuộc sống, phù hợp với đặc tính hài hước, ưa trào lộng của nhân dân ta.

+ Tiếng cười giải trí: Chọn lọc những chi tiết điển hình, hư cấu dựng cảnh tài tình, cường điệu phóng đại... để tạo ra những nét hài hước, hóm hỉnh.

- Mục đích của ca dao hài hước là tạo ra tiếng cười giải trí nhưng có nhiều trường hợp dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân cũng như phê phán, đả kích những hạng người xấu trong xã hội.

– Nghệ thuật: Ca dao hài hước thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như phóng đại đối lập, chơi chữ…

Ca dao hài hước khác với ca dao yêu thương tình nghĩa ở điểm nào?

Ví dụ:

1. Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

Đêm nằm thì ngáy o o

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà

Đi chợ thì hay ăn quà

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm

Trên đầu những rác cùng rơm

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

2. Hai tay cầm hai quả hồng,

Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.

Chỉ đâu mà buộc ngang trời

Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ.

3.Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người cưỡi ngựa bắn cung

Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.

4. Gái đâu có gái lạ lùng,

Chồng chẳng nằm cùng, ném chó xuống ao.

Đêm đến chồng lại lần vào,

Vội vàng vác sọt đi trao chó về.

5. Chính chuyên lấy được chín chồng

Vê viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi

Ai ngờ quang đứt lọ rơi

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.

6. Sông bao nhiêu nước cho vừa,

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

7. Bà Bảy đã tám mươi tư

Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.

8. Cái bống cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị em ơi, cho tôi mượn cái gàu sòng

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên

9. Còn duyên kén cá chọn canh

Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ

Còn duyên kén những trai tơ

Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.

10. Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.


2. Ca dao yêu thương tình nghĩa

Khái niệm

- Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.

- Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.

Ca dao hài hước khác với ca dao yêu thương tình nghĩa ở điểm nào? (ảnh 2)

Đặc điểm của ca dao

- Về nội dung, ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động. Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, những câu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm…

- Về nghệ thuật, ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nó có những đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu… (ví dụ lối so sánh ví von, sự lặp đi lặp lại các hình ảnh giàu tính nghệ thuật, lối diễn đạt theo kiểu công thức…).

Ví dụ:

1. Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy?

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2. Đêm khuya thức dậy xem trời

Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông

Làm sao cho hiệp vợ chồng?

Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây?

3. Đã giàu thì lại giàu thêm

Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày.

4. Trèo lên cây khế nửa ngày

 Ai làm chua xót lòng này khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời!

5. Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. 

6. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.

7. Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ

Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi

Thuyền không bánh lái thuyền quầy

Con không cha mẹ ai bày con nên. 

8. Ngang lưng thì thắt bao vàng

 Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài

 Một tay thì cắp hỏa mai

 Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền

 Tùng tùng trống đánh ngũ liên

 Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa. 

9. Mẹ tôi tham thúng xôi rền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng

Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào

Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng. 

10. Ngày xưa anh bủng anh xanh

Tay nâng chén thuốc, tay đèo múi ve

Bây giờ anh khỏi anh lành

Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi

icon-date
Xuất bản : 07/03/2022 - Cập nhật : 07/03/2022