logo

Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Ngữ văn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết?

A. Những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại.

B. Những câu chuyện lịch sử tồn tại trong dân gian.

C. Những câu chuyện lịch sử có sử dụng yếu tố thần kì.

D. Những câu chuyện huyền thoại có cốt lõi của lịch sử.

Trả lời: 

Đáp án đúng D. Những câu chuyện huyền thoại có cốt lõi của lịch sử.


Kiến thức tham khảo về thể loại truyền thuyết


1. Khái niệm về truyền thuyết

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể:  phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sư ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.


2. Đặc trưng thể loại của truyền thuyết

- Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại.

- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

- Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

- Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết.


3. Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích

a. Truyền thuyết và thần thoại

* Tiêu chí nhân vật chính:

Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần. Nhân vật chính trong truyền thuyết giàu nhân tính hơn.

* Tiêu chí nội dung:

Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ trụ, loài người mang tính suy nguyên. Truyền thuyết thuyết tập trung vào những vấn đề xã hội.

* Thời kỳ ra đời:

Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy. Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai đoạn sau.

b. Truyền thuyết và cổ tích

* Về cốt truyện và nhân vật:

Đặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng. Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.

* Về nội dung:

Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặc biệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến. Truyền thuyết hướng về đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử.

* Về kết thúc truyện:

Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc không có hậu, nhân vật chính mãi mãi hạnh phúc hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm. Truyền thuyết thường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện mới của lịch sử.


4. Phân kỳ truyền thuyết

Cơ sở để phân kỳ truyền thuyết: Dựa vào sự phân kỳ lịch sử xã hội và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết. Cần chú ý phân biệt truyền thuyết về một thời kỳ và truyền thuyết của một thời kỳ. Việc xác định truyền thuyết về một thời kỳ có thể dựa vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyền thuyết. Muốn biết truyền thuyết của một thời kỳ nào cần phải biết thời điểm ra đời của tác phẩm. Điều này là rất khó đối với chúng ta ngày nay.

Truyền thuyết Việt Nam gồm các thời kỳ sau: Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang, truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc, truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ, truyền thuyết về thời kỳ Pháp thuộc.

- Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: Mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng. Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám…

Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết?

Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng là hệ thống truyền thuyết mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các nhân vật Vua Hùng, Sơn Tinh (Thần Tản Viên) Phù Đồng Thiên Vương là những biểu tượng của quốc gia Văn Lang trong thời kỳ đang lớn mạnh Hình tượng Lạc Long Quân-Âu Cơ có ý nghĩa khái quát hoá cho công cuộc chinh phục tự nhiên mở mang bờ coi của người Văn Lang.

- Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: Phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng. Bà Triệu, Lý Bí...

Truyền thuyết phản ánh cả lịch sử chiến thắng và lịch sử chiến bại của dân tộc. Nhiều truyền thuyết thời kỳ này mà trong đó truyện An Dương Vương là tiêu biểu, có kết cấu hai phần: Phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Truyền thuyết phản ánh được tất cả các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc Thuộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...).

Truyền thuyết thời kỳ này cho thấy tác giả dân gian nhận thức được dân tộc, nhận thức được bản chất kẻ thù (chẳng hạn như bản chất tàn bạo, âm mưu thâm độc của các tên quan đô hộ như Tô Định, Mã Viện, Cao Biền...) và ngày càng đi sát lịch sử hơn (bám sát lịch sử về nội dung cũng như hình thức biểu hiện: Tên người, sự kiện...). Yếu tố thần kỳ tuy có giảm so truyền thuyết giai đoạn trước nhưng vẫn còn khá đậm đặc trong truyền thuyết giai đoạn này ( An Dương Vương được Rùa Vàng giúp trừ ma quỷ ở núi Thất Diệu, Hai Bà Trưng bay lên trời... ).

Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết? (ảnh 2)

- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của  các triều đại phong kiến.

Truyền thuyết thời kỳ này gồm các nhóm sau đây: Truyền thuyết về anh hùng chống ngoại xâm (truyền thuyết về Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... ), truyền thuyết về danh nhân văn hóa (truyền thuyết về Chu Văn An, Trạng Trình… ), truyền thuyết về lịch sử địa danh (sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành... ), truyền thuyết về anh hùng nông dân (truyền thuyết về Chàng Lía, Quận He, Ba Vành... ).

So với truyền thuyết thời kỳ trước, yếu tố hoang đường kỳ diệu trong truyền thuyết thời kỳ này giảm đi một mức đáng kể. Đặc biệt, có những truyền thuyết về anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ (truyền thuyết về Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi... ).

Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết? (ảnh 3)

Hai nhóm truyền thuyết nổi bật của thời kỳ này là: Truyền thuyết về anh hùng chống ngoại xâm và truyền thuyết về anh hùng nông dân. Nhân vật anh hùng có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, giàu lòng thương yêu nhân dân. Đây là những nhân vật có tài năng phi thường, mang vẻ kỳ vĩ, siêu nhiên.

icon-date
Xuất bản : 12/03/2022 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads