Tổng hợp các bài Toán lớp 5 trang 107 bài 1 2 3 có đáp án đầy đủ, chi tiết, bám sát nội dung sách giáo khoa giúp các em học tốt môn Toán hơn.
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống
Độ dài đáy hình tam giác | 13 cm |
32 dm |
4,7 m |
Chiều cao hình tam giác | 7 cm |
40 dm |
3,2 m |
Diện tích hình tam giác |
|
|
|
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác vuông (theo công thức)
Diện tích hình tam giác vuông BAC là:
S = AB x AC : 2
(AB và AC có cùng một đơn vị đo)
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
a)
Diện tích hình tam giác vuông BAC là: ................
b)
Diện tích hình tam giác vuông DEG là: ...................
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
Cho hình bình hành MNPQ có đáy QP = 5cm và chiều cao MH = 3cm
Diện tích hình tam giác MQP là: ............
Diện tích hình tam giác MNP là: ............
Hướng dẫn bài giải
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống
Độ dài đáy hình tam giác | 13 cm |
32 dm |
4,7 m |
Chiều cao hình tam giác | 7 cm |
40 dm |
3,2 m |
Diện tích hình tam giác | 45,5 cm2 |
640 dm2 |
7,52 m2 |
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác vuông (theo công thức)
a)
Diện tích hình tam giác vuông BAC là: 3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
b)
Diện tích hình tam giác vuông DEG là: 5 x 4 : 2 = 10 (cm2)
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
Cho hình bình hành MNPQ có đáy QP = 5cm và chiều cao MH = 3cm
Diện tích hình tam giác MQP là:
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Diện tích hình tam giác MNP bằng diện tích hình tam giác MQP vì chúng có hai đáy bằng nhau (MN = PQ) và hai chiều cao bằng nhau (là chiều cao hình bình hành MH = 3cm)
Do đó, diện tích hình tam giác MNP là 7,5 cm2
Cùng Top lời giải tìm hiểu về tam giác và cách tính diện tích tam giác nhé
1. Các loại tam giác
- Tam giác thường: là tam giác cơ bản nhất, có độ dài các cạnh khác nhau, số đo góc trong cũng khác nhau. Tam giác thường cũng có thể bao gồm các trường hợp đặc biệt của tam giác.
- Tam giác cân: là tam giác có hai cạnh bằng nhau, hai cạnh này được gọi là hai cạnh bên. Đỉnh của một tam giác cân là giao điểm của hai cạnh bên. Góc được tạo bởi đỉnh được gọi là góc ở đỉnh, hai góc còn lại gọi là góc ở đáy. Tính chất của tam giác cân là hai góc ở đáy thì bằng nhau.
- Tam giác đều: là trường hợp đặc biệt của tam giác cân có cả ba cạnh bằng nhau. Tính chất của tam giác đều là có 3 góc bằng nhau và bằng 60.
- Tam giác vuông: là tam giác có một góc bằng 90 (là góc vuông).
- Tam giác tù: là tam giác có một góc trong lớn hơn lớn hơn 90(một góc tù) hay có một góc ngoài bé hơn 90 (một góc nhọn).
- Tam giác nhọn: là tam giác có ba góc trong đều nhỏ hơn 90 (ba góc nhọn) hay có tất cả góc ngoài lớn hơn 90 (sáu góc tù).
- Tam giác vuông cân: vừa là tam giác vuông, vừa là tam giác cân.
2. Công thức tính diện tích tam giác thường
+ Diện tích tam giác thường được tính bằng cách nhân chiều cao với độ dài đáy, sau đó tất cả chia cho 2. Nói cách khác, diện tích tam giác thường sẽ bằng 1/2 tích của chiều cao và chiều dài cạnh đáy của tam giác.
+ Đơn vị: cm2, m2, dm2, ….
Công thức tính diện tích tam giác thường:
S = (a x h) / 2
Trong đó:
+ a: Chiều dài đáy tam giác (đáy là một trong 3 cạnh của tam giác tùy theo quy đặt của người tính)
+ h: Chiều cao của tam giác, ứng với phần đáy chiếu lên (chiều cao tam giác bằng đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đáy, đồng thời vuông góc với đáy của một tam giác)
Công thức suy ra:
h = (S x 2) / a hoặc a = (S x 2) / h
3. Công thức tính diện tích tam giác vuông
+ Công thức tính diện tích tam giác vuông tương tự với cách tính diện tích tam giác thường, đó là bằng 1/2 tích của chiều cao với chiều dài đáy. Vì tam giác vuông là tam giác có hai cạnh góc vuông nên chiều cao của tam giác sẽ ứng với một cạnh góc vuông và chiều dài đáy ứng với cạnh góc vuông còn lại
Công thức tính diện tích tam giác vuông:
S = (a x b)/ 2
Trong đó a, b: độ dài hai cạnh góc vuông
Công thức suy ra:
a = (S x 2) : b hoặc b = (S x 2) : a