logo

Tính chất hóa học của oxit bazơ?

Câu hỏi: Tính chất hóa học của oxit bazơ?

Trả lời: Oxit bazơ tác dụng với nước, oxit axit, axit .

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về oxit bazo nhé.


I. Oxit bazơ

1. Khái niệm Oxit bazơ

- Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazo

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazo NaOH

Cu2O tương ứng với bazo Cu(OH)2

- Ngoài ra còn có:

Oxit lưỡng tính: Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3, ZnO…..

Oxit trung tính: Oxit trung tính là oxit không phản ứng với nước để tạo bazo hay axit, không phản ứng với bazo hay axit để tạo muối. Ví dụ: CO, NO...

2. Cách gọi tên Oxit bazơ

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO: Bari oxit

NO: nito oxit

 - Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III)...

Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit

Ví dụ: F2O3 - Sắt (III) oxit

FeO - Sắt (II) oxit

- Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N (II, III, IV...)

Tên oxit:

Tên phi kim ( có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit( có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)

1: mono 2: đi

3: tri 4: tetra

5: penta


II. Tính chất hóa học của Oxit bazơ

a) Oxit bazo tác dụng với nước

- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ  thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2

Những Oxit Bazơ có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường mà các em cần nhớ là:
- Oxit Bazơ thuộc kim loại nhóm IA: Na, K
- Oxit Bazơ thuộc kim loại nhóm IIA: Ba, Ca

- Oxit bazơ + H2O → Bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

BaO + H2O → Ba(OH)2

b) Oxit bazo tác dụng với axit: Oxit Bazơ tác dụng với axit ở đây chúng tôi muốn nói nhiều đến Oxit Bazơ tác dụng với dung dịch axit ở điều kiện thường hoặc một số điều kiện phúc tạp hơn như cần thêm nhiệt độ hoặc chất xúc tác.

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

- Oxit bazơ  + axit  → muối + nước

Ví dụ:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit

- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

 Oxit bazơ  + Oxit axit  → muối

     Một trong những hiện tượng được nhiều người biết đến đó chính là để một cục vôi sống ngoài trời sau một thời gian thấy cục vôi chuyển từ màu trắc sữa sang màu trắng ngà ngà và cho vào nước thì không thấy tan nữa.

Na2O + CO2 → Na2CO3

CaO + CO→ CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

* Lưu ý: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit

Trong khi, còn tồn tại oxit lưỡng tính và oxit trung tính

Oxit lưỡng tính: là oxit rất có thể chức năng cùng với axit hoặc bazơ tạo thành muối cùng nước. Ví dụ: Al2O3,ZnOOxit trung tính: là oxit ko phản bội ứng với nước nhằm tạo nên bazơ hay axit tuy thế oxit này sẽ không phản ứng với bazơ tuyệt axit để chế tạo muối.Ví dụ: Cacbon monoxit, Nitơ monoxit,..


III. Các dạng bài tập về oxit bazơ

Dạng 1: Xác định công thức của oxit bazơ

- Bước 1: Đặt CTTQ: Gọi tên Công thức oxit ba zơ cần tìm dựa vào kim loại đề bài cho, hoặc đề bài chưa cho biết kim loại

- Bước 2: Tính toán các số mol liên quan.

- Bước 3: Viết PTHH

- Bước 4: Lập phương trình toán học dựa vào các ẩn số theo cách đặt.

Ví dụ: Cho 4,48g một oxit của kim loại hoá trị (II) tác dụng hết 7,84 g axit H2SO4. Xác định công thức của oxit trên.

Lời giải

Gọi của oxit cần tìm là: MO ( vì kim loại có hóa trị II)

nH2SO4= 0,08 mol , n MO = 4,48/(M + 16)

MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

Ta có theo phương trình: 1mol     1mol

Theo đề bài:       4,48/(M + 16)     0,08 mol

=> 4,48/(M + 16) = 0,08 => M = 40 (Ca)

Vậy oxit cần tìm là CaO

Dạng 2: Dạng toán oxit bazơ tác dung với dung dịch axit

Trường hợp 1: Oxit bazơ + dd H2SO4 loãng Muối sunfat + H2O

VD: Na2O + H2SO4 →Na2SO4 + H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Nhận xét:

Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là: nH2SO4 = nH2O

- Khi chuyển từ oxit thành muối sunfat, thì cứa 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng:

Tính chất hóa học của oxit bazơ?

 sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức:

muối sunfat = moxit + 80.nH2SO4

Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

Lời giải

Cách 1:

Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì

Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol số mol H2O = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + mnước

mmuối sunfat = (moxit + maxit sunfuric) - mnước

= (2,81 + 0,05.98) + (0,05.18) = 6,81 gam.

Cách 2:

Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol

Áp dụng công thức

ta có: mmuối sunfat = 2,81+0,05.80 = 6,81 g.

Trường hợp 2: Oxit bazơ + dd HCl Muối clorua + H2O

VD:

Na2O + HCl → NaCl + H2O

MgO + 2HCl→ MgCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Nhận xét:

Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là:

nHCl = 2nH2O và nH2O = n [O] trong oxit

Khi chuyển từ oxit thành muối clorua, thì cứ 1 mol H2O sinh ra thì khối lượng muối tăng:

Tính chất hóa học của oxit bazơ? (ảnh 2)

Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là:

Lời giải

Cách 1: Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với axit clohiđric thì:

hay nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + maxit clohiđric = mmuối clorua + mnước

mmuối clorua = (moxit + maxit clohiđric) - mnước

= (2,8 + 0,1.36,5) - 0,05.18 = 5,55 gam.

Cách 2: nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol. Áp dụng công thức

mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

= 2,8 + 27,5.0,1 = 5,55 gam.


IV. Giải bài tập về Oxit axit, Oxit bazo

Bài 1 trang 6 sgk hoá 9: Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

* Lời giải bài 1 trang 6 sgk hoá 9:

a) Những oxit tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

Bài 2 trang 6 sgk hoá 9: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

* Lời giải bài 2 trang 6 sgk hoá 9:

Những cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một:

H2O + CO2 → H2CO3

H2O + K2O → 2KOH

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

KOH + CO2 → KHCO3

K2O + CO2 → K2CO3

Bài 3 trang 6 sgk hoá 9: Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

a) Axit sunfuric + ... → kẽm sunfat + nước

b) Natri hiđroxit + ... → natri sunfat + nước

c) Nước + ... → axit sunfurơ

d) Nước + ... → canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + ... → canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên.

* Lời giải bài 3 trang 6 sgk hoá 9:

a) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

b) 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

c) H2O + SO2 → H2SO3

d) H2O + CaO → Ca(OH)2

e) CaO + CO2 → CaCO3

Bài 4 trang 6 sgk hoá 9: Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a) nước để tạo thành axit.

b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

* Lời giải bài 4 trang 6 sgk hoá 9:

a) CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit:

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

b) Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

d) CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Bài 5 trang 6 sgk hoá 9: Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

* Lời giải bài 5 trang 6 sgk hoá 9:

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm (dư) (Ca(OH)2, NaOH…) khí CO2 bị giữ lại trong bình, do có phản ứng sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Hoặc CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 6 trang 6 sgk hoá 9: Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

* Lời giải bài 6 trang 6 sgk hoá 9:

- Theo bài ra, cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric nên ta có:

Tính chất hóa học của oxit bazơ? (ảnh 3)

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

b) Theo phương trình phản ứng trên thì lượng CuO tham gia phản ứng hết, H2SO4 còn dư.

- Nên khối lượng CuSO4 tạo thành được tính theo số mol CuO:

nCuSO4 = nCuO = 0,02 (mol) ⇒ mCuSO4 = 0,02.160 = 3,2 (g).

- Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng là:

mH2SO4 = 20 - 98.0,02= 18,04 (g).

- Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng là:

Tính chất hóa học của oxit bazơ? (ảnh 4)
icon-date
Xuất bản : 24/09/2021 - Cập nhật : 27/09/2021