logo

Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9

Hướng dẫn thực hành Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9 hay nhất, chi tiết, bám sát nội dung SGK Hóa lớp 9, giúp các em ôn tập tốt hơn.


I. Kiến thức chung 

 Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Phương trình tổng quát: Oxit bazo + Axit → Muối + nước

Ví dụ: FeO + HCl →  FeCl2 + H­2O


II. Các dạng bài tập oxit tác dụng với axit

Dạng 1: Oxit bazơ + dd HCl Muối clorua + H2O

Ví dụ:            Na2O  +  HCl   →    NaCl  +  H2O

                      MgO  +  2HCl →   MgCl2  + H2O

                      Fe2O3   + 6HCl  →  2FeCl3  +  3H2O

Nhận xét:

- Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là và trong oxit

- Khi chuyển từ oxit thành muối clorua, thì cứa 1 mol H2O sinh ra thì khối lượng muối tăng:

( R + 16) gam(R + 71) gam1 mol H2O hoặc 2 mol HCl.

Từ đó có công thức:

Ví dụ 1. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là:

A. 6,81 g                        B. 5,55 g              C. 6,12 g              D. 5,81 g

Giải:

* Cách 1: Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với axit clohiđric thì:           

 hay    nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

                                      moxit  + maxit clohiđric  = mmuối clorua + mnước

                                     mmuối clorua  = (moxit + maxit clohiđric) - mnước

                                   = (2,8 + 0,1.36,5) - 0,05.18 = 5,55 gam.

=>Chọn đáp án B

* Cách 2:     nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol. Áp dụng công thức

                    mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

                                    = 2,8 + 27,5.0,1 = 5,55 gam. 

=> Chọn đáp án B

Ví dụ 2. Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 150g dd HCl 7,3%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 11,5 g muối khan. Giá trị của m là

A. 3,2g              B. 3,25g               C. 3,61g               D. 4,2g

Giải:

* Cách 1:                           

   nHCl=

Áp dụng công thức.

 moxit = mmuối clorua – 27,5.nHCl

= 11,5 – 27,5.0,3 = 3,25 g. 

=>Chọn đáp án B

* Cách 2:

nHCl=

Cần nhớ: oxit bazơ tác dụng với HCl thì  hay

 moxit  + maxit clohiđric  = mmuối clorua + mnước

                                       moxit  = (mnước + mmuối clorua) – maxit clohiđric

                                 = (0,15 .18 + 11,5) – 0,3.36,5 = 3,25g.
=>Chọn đáp án B

Ví dụ 3.  Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 57 ml.                   B. 50 ml.              C. 75 ml.              D. 90 ml.

Giải:

moxit = mkim loại + moxi  moxi  trong oxit = moxit – mkim loại

= 3,33 – 2,13 = 1,2g

nO  =

Cần nhớ: Khi oxit bazơ tác dụng với dd HCl thì   trong oxit

mà    = 0,075.2 = 0,15 mol

VHCl =  lít

=> Chọn đáp án C

Dạng 2: Oxit bazơ + dd H2SO4 loãng Muối sunfat + H2O

Ví dụ:         Na2O  +  H2SO4     →   Na2SO4  +  H2O

                   MgO  +  H2SO4   →      MgSO4  + H2O

                   Fe2O3   + 3H2SO4  →    Fe2(SO4)3  +  3H2O

Nhận xét:

- Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là 

- Khi chuyển từ oxit thành muối sunfat, thì cứa 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng:

 ( R + 16) gam(R + 96) gam1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức:

 Ví dụ 1.  Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 6,81 g                        B. 4,81 g              C. 3,81 g              D. 5,81 g

Giải:

* Cách 1:

Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì

 - Số mol H2SO4  = 0,5. 0,1 =  0,05 mol  số mol H2O = 0,05 mol

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

                                      moxit  + maxit sunfuric  = mmuối sunfat + mnước

                                       mmuối sunfat  = (moxit + maxit sunfuric) - mnước

                            = (2,81 + 0,05.98) + (0,05.18) = 6,81 gam.

=>Chán đáp án A

* Cách 2:

Số mol H2SO4  = 0,5. 0,1 =  0,05 mol

- Áp dụng công thức          

ta có: mmuối sunfat = 2,81+0,05.80 = 6,81 g.

=>Chọn đáp án A

Ví dụ 2. Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 80g muối khan. Giá trị của m là

A. 32g                  B. 32,5g               C. 64g                  D. 48g

Giải
* Cách 1:

m = 0,3.2 = 0,6 mol

Áp dụng công thức:             

             m oxit = m muối sunfat – 80.

                        = 80 - 80.0,6 = 32 g.

=>Chọn đáp án A

* Cách 2:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Cần nhớ: Phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với HSO4 thì

 - Số mol HSO4  = 0,3. 2 =  0,6 mol  số mol H2O = 0,6 mol

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit  + maxit sunfuric  = mmuối sunfat + mnước

                        moxit  = (mnước + mmuối sunfat) – maxit sunfuric

                                 = 0,6 .18 + 80 – 0,6.98 = 32g.

=>Chọn đáp án A

Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9 hay nhất

Dưới đây là một số bài tập về oxit bazơ tác dụng với axit, mời bạn đọc tham khảo:

Bài 1: Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 50g dd H2SO4 11,76%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 8,41 g muối khan. Giá trị của m là:

A. 3,2g        B. 3,5g        C. 3,61g        D. 4,2g

Lời giải

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m4oxit = mmuoi - mH2SO4 + mH2O san pham

Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9 hay nhất (ảnh 2)

⇔ m4oxit = 3,61g

⇒ Chọn C.

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3,61g hỗn hợp gồm ZnO, CuO, MgO và Fe2O3 cần 150 ml dd H2SO4 0,4M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được lượng muối sunfat là:

A. 8,41 g        B. 8,14g        C. 4,18g        D. 4,81g

Lời giải

m4oxit + mH2SO4 = mmuoi + mH2O san pham

⇔ mmuoi = m4oxit + mH2SO4 - mH2O san pham

⇔ mmuoi = 3,61 + 0,4.0,15.98 - 0,4.0,15.18

⇔ mmuoi = 8,41g

⇒ Chọn A.

Bài 3: Cho 5g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa hết với 200ml dd HCl 0,4M thu được dd X. Lượng muối trong dd X là:

A. 9,2g        B. 8,4g        C. 7,2g        D. 7,9g

Lời giải

Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9 hay nhất (ảnh 3)

m5oxit + mHCl = mmuoi + mH2O san pham

⇔ mmuoi = m5oxit + mHCl - mH2O san pham

Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9 hay nhất (ảnh 4)

⇔ mmuoi = 7,2g

⇒ Chọn C.

Bài 4: Oxy hóa hoàn toàn a(g) hỗn hợp X (gồm Zn, Pb, Ni) được b(g) hỗn hợp 3 oxit Y (ZnO, PbO, NiO). Hòa tan b(g) Y trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được hỗn hợp muối khan có khối lượng (b + 55) gam. Khối lượng a(g) của hỗn hợp X ban đầu là:

A. a = b - 16        

B. a = b - 24    

C. a = b - 32        

D. a = b - 8

Lời giải

p dụng tăng giảm khối lượng, ta thấy 1 nguyên tử O được thay thế bởi 2 nguyên tử Cl.

ZnO, PbO, NiO → ZnCl2, PbCl2, NiCl2

⇒ Từ 1 mol oxit ban đầu khối lượng muối sau phản ứng tăng là:

m↑ = m2Cl - mO = 2.35,5 - 16 = 55g

⇒ mhh ban dau = mFe3O4 + mCu pư + mCu dư = 0,12.232 + 0,12.64 + 8,32 = 43,84g

Theo bài ra, ta có:

m↑ = mmuoi - mhhoxit = (b +55) - b = 55g

Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9 hay nhất (ảnh 5)

⇒mX = mhhoxit - mO =b-16 = a

⇒ Chọn A.

Bài 5: Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhêu ?

A.  9,45g        

B. 7,49g        

C.  8,54 g        

D. 6,45 g

Lời giải

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

moxit = mKL + mO/oxit

⇔ mO/oxit = moxit - mKL =44-2,86 = 1,28g

Các dạng bài tập oxit bazo tác dụng với axit hóa 9 hay nhất (ảnh 6)

⇒ nHCl = 0,08.2 = 0,16 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có khối lượng của muối khan thu được là:

mmuoi = mKL + mCl- = 2,86 + 0,16.35,5 = 8,54g

⇒ Chọn C.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2021 - Cập nhật : 27/09/2021