logo

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo

Tổng hợp Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo. Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo có lời giải hay nhất.


CÁC DẠNG BÀI TẬP OXIT AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ

TH1: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…)

PTTQ:

Oxit axit + bazơ  → Muối + nước

- Oxit: CO2, SO2

- Dung dịch ba zơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2,Ba(OH)2

Ví dụ:

CO2 + NaOH → NaHCO3        (1)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O        (2)

Chú ý: Muối sinh ra là muối trung hòa  hay muối axit phụ thuộc vào dung dịch NaOH dư hay CO2 dư.

Phương pháp giải

Bước 1: Xét tỉ lệ: .

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo

- Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)

- Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)

- Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).

Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình)

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài

TH2: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…)

PTHH:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O        (1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2        (2)

Phương pháp giải

Bước 1: Xét tỉ lệ: .

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo (ảnh 2)

- Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)

- Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)

- Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).

Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình).

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.trên.

Lưu ý: Nếu không đủ dữ kiện để xét T, ta chia trường hợp có thể xảy ra và giải theo từng trường hợp như các bước ở trên.


Bài tập vận dụng

Bài 1: Sục 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

Bài làm:

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo (ảnh 3)

Ca(OH)2 dư nên chỉ xảy ra phản ứng:

              CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Tỉ lệ        1             1                 1             1

P/ư       0,25       ->0,25     ->0,15

Từ PTHH => Muối tạo thành là CaCO3 (0,25 mol)

=>mCaCO3 = m↓ =  0,25.100 = 25 (g)

Bài 2: Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Bài làm:

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo (ảnh 4)

nNaOH = C­M. V = 1.0,15 = 0,15 (mol)

PTHH:

          SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O                       (1)

Có:     0,1        0,15

P/ư:    0,075<-     0,15     -> 0,075

Theo PTHH (1) ta thấy: SO2 dư nên số mol tính theo NaOH :

=> nNa2SO3 = 0,2 (mol)

nCO2­ p/ư = 0,075 (mol) => nCO2 dư = 0,1 – 0,075 = 0,025 (mol)

CO2 dư :  CO2   +   Na2SO3  + H2O → 2NaHSO3               (2)

Có      :    0,025          0,075

P/ư:   :      0,025      -> 0,025                  -> 0,05

Theo PTHH (2) ta thấy, Na2SO3 dư nên số mol tính theo SO2:

  • nNaHSO3 = 2nSO2 = 0,025.2 = 0,05 (mol)
  • nNa2SO3 dư = 0,075 – 0,025 = 0,05 (mol)

Dung dịch sau phản ứng gồm : Na2SO3 (0,05 mol), NaHSO3 (0,05 mol)

  • mNa2SO3 = 0,05.126 = 6,3 (g)
  • mNaHSO3 = 0,05 .104 = 5,2 (g)

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn  8 g lưu huỳnh, sản phẩm sinh ra  hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M thu được kết tủa X và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thu được m g kết tủa. Tính giá trị của m.

Bài làm:

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo (ảnh 5)

nBa(OH)2 = C­M. V = 0,4.0,5 = 0,2 (mol)

Đốt cháy S:    S   +   O2   →   SO2

(mol)          0,25                      ->0,25

PTHH:

            SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O                       (1)

Có:     0,25        0,2

P/ư:    0,2<-       0,2          -> 0,2

Theo PTHH (1) ta thấy: SO2 dư nên số mol tính theo Ba(OH)2 :

=> nBaSO3 = 0,2 (mol)

nSO2­ p/ư  = 0,2 (mol) => nSO2 dư = 0,25 – 0,2 = 0,05 (mol)

SO2 dư :  SO2   +   BaSO3  + H2O → Ba(HSO3)2               (2)

Có      :    0,05          0,2

P/ư:   :      0,05      -> 0,05                  -> 0,05

Theo PTHH (2) ta thấy, BaSO3 dư nên số mol tính theo SO2:

=> Dung dịch X có: nBa(HSO3)2 = nSO2 = 0,05 (mol)

Kết tủa Y có: nBaSO3 dư = 0,2 – 0,05 = 0,15 (mol)

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo (ảnh 6)

Bài 4: Hấp thụ 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 15,69ml dung dịch KOH 28% (D = 1,147g/ml. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Bài làm:

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo ( ảnh 7)

PTHH:

          CO2   +    2KOH → K2CO3 + H2O                       (1)

Có:     0,05         0,09

P/ư:    0,045<-     0,09     -> 0,045

Theo PTHH (1) ta thấy: CO2 dư nên số mol tính theo KOH :

=> nK2CO3 = 0,045 (mol)

nCO2­ p/ư = 0,045 (mol) => nCO2 dư = 0,05 – 0,045 = 0,005 (mol)

CO2 dư :  CO2   +   K2CO3  + H2O → 2KHCO3               (2)

Có      :    0,005          0,045

P/ư:   :      0,005      -> 0,005                  -> 0,01

Theo PTHH (2) ta thấy, K2CO3 dư nên số mol tính theo CO2:

nKHCO3 = 2nCO2 = 0,005.2 = 0,01 (mol)

nK2CO3 dư = 0,045 – 0,005 = 0,04 (mol)

Dung dịch sau phản ứng gồm : K2CO3 (0,04 mol), KHCO3 (0,01 mol)

m K2CO3 = 0,04.138 = 5,52 (g)

m KHCO3 = 0,01 .100 = 1 (g)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mdd sau p/ư = mCO2 + mdd KOH = 0,05.44 + 18 = 20,2 (g)

Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:

Các dạng bài tập oxit axit tác dụng với bazo (ảnh 8)
icon-date
Xuất bản : 24/09/2021 - Cập nhật : 27/09/2021