logo

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, 

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. 

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. 

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

2. Cách miêu tả đó giúp em cảm nhận như thế nào về cây dừa?

Trả lời:

1. Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh

- Sự vật được nhân hóa: Tiếng dừa, đàn gió.

- Phép so sánh: Dừa được so sánh một hành động giống như con người là: Đủng đỉnh, đứng chơi. (Từ so sánh: “Như”)

2. Cách miêu tả đó giúp em cảm nhận như thế nào về cây dừa?

Bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa đã cho ta thấy cây dừa như một người mẹ. Hình ảnh quen mà lạ, cây dừa rất mới lạ, độc đáo, thú vị nhưng cũng rất nhân hậu. Có được những câu thơ này tác giả đã phải quan sát một cách tỉ mỉ bằng tấm lòng thiết tha của mình.

icon-date
Xuất bản : 14/02/2023 - Cập nhật : 03/07/2023