logo

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ: "Nòi tre đâu chịu mọc cong chưa lên đã nhọn.."

Cây tre từ lâu đã là một hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam. Dưới đây, là bài văn mẫu Cảm nghĩ của em về đoạn thơ nòi tre đâu chịu mọc cong chưa lên đã nhọn. Mời thầy cô và các bạn cùng xem bài dưới đây. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. 


Dàn ý Cảm nghĩ của em về đoạn thơ nòi tre đâu chịu mọc cong chưa lên đã nhọn.

Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Duy, sinh năm 1948, quê Thanh Hóa.

Giới thiệu về đoạn thơ, ý nghĩa của đoạn thơ. 

Thân bài: 

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ nòi tre đâu chịu mọc cong chưa lên đã nhọn

Phân tích đoạn thơ theo từng câu thơ. 

+ Nòi tre.

+ Đâu chịu mọc cong.

+ Như chông lạ thường.

+ Lưng trần 

+ Phơi nắng phơi sương

+ Manh áo cộc

+ Nhường cho con

Hình ảnh cây tre kiên cường bất khuất và hình ảnh người mẹ Việt Nam, dũng cảm, ý chí không chịu khuất phục xuất hiện trong đoạn thơ. 

Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về đoạn thơ. 


Cảm nghĩ của em về đoạn thơ nòi tre đâu chịu mọc cong chưa lên đã nhọn

      Trong kho tàng thơ ca Việt Nam có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam. Cây tre từ lâu đã là một hình ảnh rất quen thuộc đối với quê hương Việt Nam. Đoạn trích sau đây được trích từ bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy. Tác giả Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa. Ông được trao giả nhất trong cuộc thi thơ báo văn nghệ 1972-1973 với chùm thơ: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười. Bài thơ Tre Việt Nam là một kiệt tác của Nguyễn Duy. Đoạn trích sau đây là một đoạn thơ rất hay viết về cây tre, diễn tả được vẻ đẹp và phẩm chất kiên cường của cây tre. 

Nòi tre đâu chịu mọc cong 

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. 

Lưng trần phơi nắng phơi sương 

Có manh áo cộc tre nhường cho con. 

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ nòi tre đâu chịu mọc cong chưa lên đã nhọn

      Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát, trên 6 câu dưới 8 câu. Lời thơ dễ hiểu, mượt mà, hình ảnh thơ gần gũi. Mở đầu, là hình ảnh “nòi tre” như chúng ta thường thấy ở cây tre mỗi một nòi tre chòi ra là trông nhọn như mũi tên, không có cái nòi tre nào lại cong hay uốn éo. Tác giả đã khẳng định nòi tre đâu chịu mọc cong, qua câu thơ này tác giả muốn khẳng định cho chúng ta thấy hình ảnh nòi tre, kiên cường, không chịu khuất phục. Hình ảnh măng tre nhọn như trông cũng cho chúng ta thấy sự bất khuất, hiên ngang kiêu hãnh của cây tre. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, qua đó chúng ta thấy được sự kiên cường, bất khuất, không chịu khuất phục của cây tre. Và hình ảnh này không chỉ nói quên về cây tre mà qua đó chúng ta còn thấy được ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam ta. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với ý chí kiên cường, bất khuất, không chịu khuất phục trước bất kì khó khăn nào. Dù có thất bại cũng cố gắng, đấu tranh giành độc lập và tự do đây là một đức tính rất tốt và quý báu của dân tộc Việt Nam. 

      Hình ảnh cây tre lưng trần phơi nắng phơi sương cũng gợi cho chúng ta sự vất vả, dãi dầu sương gió, chịu đựng mọi qua khó khăn thử thách. Thân cây tre rất dẻo dai, trước sự thay đổi của thiên nhiên thì cây tre vẫn rất hiên ngang, hứng chịu những sự thay đổi đó. Hình ảnh “ có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho chúng ta thấy sự chở che, bao bọc của cây tre đối với người con của mình là những cây tre con đang ngày một lớn lên, trong vòng tay yêu thương của tre mẹ. Tác giả đã nhân hóa cây tre như một người mẹ, yêu thương và che chở, bao bọc con của mình.  

      Qua hai câu thơ này cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh những người Mẹ Việt Nam anh hùng kiên cường, bất khuất, hi sinh của người mẹ dành cho người con nơi tiền tuyến. Những hình ảnh của những người mẹ không ngại hiểm nguy, đào hầm nuôi giấu cán bộ, nuôi bộ đội đánh giặc và bản thân cũng trở thành người chiến sĩ, bị giặc bắt tù đày, tra tấn, bị thương, nhưng vẫn hiên ngang, dũng cảm đối mặt với quân thù…Những hình ảnh vô cùng quý giá này sẽ mãi in sâu trong lòng người Việt Nam, và bất cứ ai khi được nghe lại những câu chuyện này cũng đều cảm thấy ngưỡng mộ và tự hào. 

      Đoạn trích chỉ có bốn câu thơ, nhưng tác giả cũng đã cho chúng ta thấy sự kiên cường, bất khuất của cây Tre Việt Nam. Qua đó cũng cho chúng ta hình ảnh người dân Việt Nam với ý chí kiên cường, dù có chuyện gì cũng không nhụt chí mà quyết tâm chiến đấu đến cùng, quyết tâm giành thắng lợi. Đoạn thơ này là một đoạn thơ hay, ý nghĩa giúp chúng ta hiểu được ý chí kiên cường của cây tre cũng như của những người dân Việt Nam ta. 

-----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Cảm nghĩ của em về đoạn thơ nòi tre đâu chịu mọc cong chưa lên đã nhọn.  Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với bài tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 08/03/2023 - Cập nhật : 14/07/2023