logo

"Tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông". Câu nói này của ai?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông. Câu nói này của ai?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Kinh tế chính trị do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: “Tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Câu nói này của ai?

A. A.SMith

B. D.Ricardo

C. C. Mác

D. W.Petty

Trả lời:

Đáp án đúng: A. A.SMith

“Tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Câu nói này của A.SMith

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về tiền tệ nhé!


Kiến thức mở rộng về tiền tệ


1. Tiền tệ là gì

- Tiền tệ (currency) là một mệnh giá tiền tệ, chẳng hạn như Đô la, Euro hoặc bảng Anh, được chấp nhận thanh toán trong một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Tiền tệ được sử dụng như một phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Bản thân tiền tệ không có giá trị thực sự và thay vào đó nó có được giá trị từ khả năng chấp nhận chung của nó. Thông thường, tiền tệ được cung cấp bởi một cơ quan công cộng như ngân hàng trung ương. 

- Trước khi khái niệm tiền tệ ra đời, hàng hóa và dịch vụ được trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác theo phương thức hàng đổi hàng. Việc trực tiếp trao đổi hàng hóa với hàng hóa gây ra khá nhiều khó khăn cho việc xác định chính xác giá trị của hàng hóa/dịch vụ nhất định nào đó cũng như khó khăn trong việc theo dõi sự phát triển về giá trị của hàng hóa/dịch vụ theo thời gian. Sự phát triển của tiền tệ như một phương tiện trao đổi đã tạo ra một nền kinh tế đơn giản và hiệu quả hơn. Bằng cách đặt một giá trị tiền tệ duy nhất vào một hàng hóa/dịch vụ, việc xác định giá trị tương đối của nó trở nên dễ dàng hơn nhiều. Do đó, tiền tệ được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia phát triển đơn vị tiền tệ của mình phù hợp với chi phí sinh hoạt và mức sống trong các lĩnh vực tương ứng của họ.

“Tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Câu nói này của ai?

2. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ

* Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:

- Hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung

Giá trị của bò được biểu hiện ở rìu, còn rìu là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của bò. Hàng hóa (bò) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hóa khác (rìu) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hóa rìu mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hóa khác (bò) gọi là hình thái vật ngang giá chung.

– Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất – bộ lạc du mục tách rời khỏi toàn bộ lạc đòi hỏi có sự trao đổi bằng nhiều hàng hóa khác nhưng vẫn trực tiếp. 

– Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp → SX HH phát triển thì hình thức trao đổi trực tiếp bộc lộ những nhược điểm của nó , đòi hỏi phải có một loại hàng hóa đặc biệt giữ vai trò vật ngang giá chung của quá trình trao đổi

– Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hóa, đó là kim loại (kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng.) chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ. Vì vậy, vàng – tiền tệ được coi là một HH đặc biệt.

* Kết luận:

– Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền KT – XH

– Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi HH. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.


3. Bản chất của tiền tệ

Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

- Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.

- Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm "sức mua tiền tệ", đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hóa trên thị trường.

“Tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Câu nói này của ai? (ảnh 2)

4. Chức năng của tiền tệ 

- Phương tiện trao đổi: Phương tiện trao đổi là một thứ được mọi người chấp nhận rộng rãi để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. 

- Phương tiện cất giữ giá trị (Bảo tồn giá trị): Việc tiền đóng vai trò là phương tiện trao đổi đi liền với vai trò là một phương tiện cất giữ giá trị. Dân chúng sẽ chỉ giữ tiền một khi họ tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai, do vậy tiền có thể thực hiện được chức năng phương tiện trao đổi chỉ khi nó cũng đóng vai trò là phương tiện bảo tồn và cất giữ giá trị.

- Đơn vị hạch toán

+ Với hai chức năng trên, tiền trở thành một đơn vị hạch toán rất tiện lợi và hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch.

+ Mọi người sử dụng một đơn vị tiền tệ chung để niêm yết giá và ghi các khoản nợ.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads