logo

Bài thuyết trình đồ dùng dạy học tự làm mầm non

Tổng hợp Bài thuyết trình đồ dùng dạy học tự làm mầm non đầy đủ và chi tiết nhất hay do Top lời giải sưu tầm biên soạn, chúc các bạn hoàn thành tốt bài thi.

      Làm đồ chơi tại lớp tại trường có lẽ không còn xa lạ với các cô tại nhiều trường mầm non từ trường công cho tới tư thục. Hưởng ứng phong trào thi đua “làm đồ dùng đồ chơi mầm non” của các cô giáo thuộc nhiều đơn vị khác nhau, nhằm mang đến những mô hình đồ dùng, đồ chơi sinh động, sáng tạo từ những bàn tay khéo léo, cùng với trí tưởng tượng phong phú của các cô. Cùng với bàn tay khéo léo sáng tạo những món đồ chơi, đồ dùng học tập hữu ích mà lại thu hút được các con thì bài thuyết trình làm đồ dùng dạy học sáng tạo cũng quan trọng không kém.


Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 1

      Kính thưa: Ban giám khảo cùng toàn thể hội thi.

       Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng. Từ những phế liệu, vật liệu thiên nhiên đã qua sử dụng này chúng ta có thể biến chúng thành những đồ dùng, đồ chơi đẹp, ấn tượng để phục vụ cho công tác giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không tốn kém nhiều. Đây cũng là giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, vật liệu thiên nhiên đã qua sử dụng mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống.

       Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và trang thiết bị mầm non là phương tiện giáo dục hữu hiệu nhất để giúp trẻ thực hiện hoạt động đó đồng thời cũng chính là cách để giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức ban đầu một cách hiệu quả nhất. Nhận thức được điều đó, tôi đã kết hợp cùng phụ huynh và trẻ lớp mầm tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở gia đình và địa phương không những góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp mà từ nguyên phế liệu này, chúng tôi sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

     Hưởng ứng phong trào thi đua “Cô, trẻ và phụ huynh kết hợp làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, sáng tạo” năm học 20..-.20.... Lớp mầm chúng đem đến hội thi “Bộ đồ dùng góc âm nhạc, Hoạt động ngoài trời lối vào cổng: Bánh xe chữ cái. Bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc mầm non đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc

* Bộ dụng cụ âm nhạc:

      Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ mầm non. Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ được thỏa sức thể hiện mình. Được đóng vai thành những ca sỹ – nghệ sỹ tài ba chính vì lẽ đó chúng tôi đã thiết kế bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc nhằm thu hút sự hứng thú của trẻ đồng thời cũng tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm để hòa mình trong âm nhạc qua những chiếc trống, phách tre, gáo dừa, xắc xô, hoa múa, mũ múa, chống lắc, mũ chóp, quạt.

     Bộ dụng cụ âm nhạc gồm:

1. Trống con 2 bộ; trống rõ 1 cái, trang trí nhiều hình thức

– Nguyên liệu ( sưu tầm): hộp sữa, hộp bánh quy

– Nguyên liệu mua, cấp: Keo 502, bitis, decal, dây lụa

– Hiệu quả sử dụng: Bền đẹp, sử dụng cho tất cả các hoạt động, biểu diễn văn nghệ, lễ hội tại lớp, hoạt động góc các chủ đề

2. Bộ phách tre 10 bộ: sơn, trang trí

– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): Ống tre

– Nguyên liệu mua: màu sơn, cọ

– Hiệu quả sử dụng: Bền đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn văn nghệ, lễ hội tại lớp, hoạt động góc các chủ đề

3. Bộ gáo dừa 10 bộ: trang trí nhiều hình thức

– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): Gáo dừa

– Nguyên liệu mua: màu sơn, cọ

– Hiệu quả sử dụng: Bền đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn văn nghệ, lễ hội tại lớp, hoạt động góc các chủ đề

4. Xắc xô: 4 cái

– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): lon bia, hạt châu

– Nguyên liệu mua: decal, bitis, keo 502

– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn, hoạt động góc các chủ đề

5. quạt: 6 cái

– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): Quạt giấy

– Nguyên liệu mua: decal, bitis, dây kim tuyến, keo 502

– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn, lễ hội, hoạt động góc các chủ đề

6. Mũ chóp: 2 cái

– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): giấy bitis

– Nguyên liệu mua: decal, bitis, keo 502

– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động trò chơi âm nhạc đoán tên bạn hát, tai ai tinh, nghe tiếng hát tìm đồ vật, ai đoán giỏi.…”

7. Hoa múa: 10 cái

– Nguyên liệu mua: bitis, keo 502

– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn, lễ hội, hoạt động góc các chủ đề.

Bộ đồ chơi ngoài trời: Bánh xe chữ cái ” bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc

* Bộ đồ chơi ngoài trời: Bánh xe chữ cái ”

– Đây là những bánh xe được trang trí với nhiều màu sắc đẹp mắt, với những chữ cái quên thuộc cho trẻ tự tiềm tòi khám phá, kích thích trí tưởng tượng, tìm tòi học hỏi ở trẻ qua những bánh xe mang nhiều chữ cái khác nhau. Giúp trẻ khi bước vào cổng là thế giới bánh xe nhiều màu sắc mang nhiều chữ cái dễ thương. Do 2 cô lớp mầm và phụ huynh cùng phối hợp làm.

– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): bánh xe

– Nguyên liệu mua: nước sơn, cọ, bao tay y tế, ốc dích

– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, dùng để tranh trí cho cổng trường thêm xinh đẹp, giúp kích thích, thu hút trẻ đến trường, đến lớp càng ngày càng nhiều hơn.

Trên đây là bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc mầm non của tôi, rất mong sự đóng góp của ban giám khảo cũng như đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện hơn bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công việc dạy học vui chơi.

Bài thuyết trình đồ dùng dạy học tự làm mầm non

Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 2

     Kính thưa: Các vị giám khảo cùng các đồng chí!

     Mục đích chung: Từ những phế liệu như: vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, chai nước rửa tay, ống nhựa, quả bóng bàn, các miếng gỗ nhỏ… chúng tôi biến chúng thành những đồ dùng, đồ chơi đẹp để phục vụ cho công tác giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém nhiều. Đây cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống. 

     Tính năng sử dụng: Tất cả 5 loại đồ dùng đồ chơi trên đều Có khả năng sử dụng rộng rải trong tất cả các trường mầm non, trong gia đình. Rất dể làm, dễ sử dụng, dễ tìm kiếm vật liệu có thể hướng dẫn cho trẻ cùng làm với cô trong các hoạt động, phổ biến để phụ huynh cùng làm cho trẻ chơi ở nhà và hỗ trợ cho lớp tăng thêm phần phong phú về đồ dùng đồ chơi

     Tham gia phần thi này tôi đã tận dụng nguyên liệu, phế liệu để tạo thành 5 nhóm với nhiều loại đồ dùng đồ chơi:

1.Nhóm đồ dùng phát triển vận động: Gồm có những ngôi nhà làm từ hộp sữa đã qua sử dụng, đồ chơi bowlling

* Mục đích: Tận dụng nguồn phế liệu làm những loại đồ dùng không chỉ có độ bền cao, rẻ tiền, làm không tốn thời gian, hiệu quả sử dụng cao

* Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng: 

- Vận động phụ huynh mang vỏ sữa, những chai lavi

- Nguyên liệu mua: xốp, keo với số tiền : 10.000đ

* Hiệu quả sử dụng: Việc làm ngôi nhà từ hộp sữa được sử dụng vào các hoạt động Thể dục:

+ Đi, chạy qua đường Zizzac
+ Cho trẻ chơi TC củng cố như Về đúng nhà 

+ HĐ cho trẻ làm quen với toán: Nhận biết To nhất- nhỏ hơn-Nhỏ nhất, phân biệt màu sắc. + Sử dụng kết hợp với đồ dùng khác để tạo mô hình minh họanội dung 

+ Sử dụng để chơi ở hoạt động góc: 

2. Nhóm cây, hoa, củ, quả: Với số lượng khá lớn bao gồm: cây xanh, cây ăn quả,chậu hoa, chậu xương rồng, củ dền, quả táo, chuối, cà rốt, cà chua

* Mục đích: Bổ sung thêm đồ dùng cho trẻ hoạt động, so với những đồ dùng được làm bằng xốp trước đây thì nhóm đồ dùng này có độ bền cao hơn, dễ bảo quản, sử dụng, rẻ tiền, hiệu quả sử dụng cao

* Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng:

- Vải vụn, vỏ sữa, sữa chua, giấy bồi, chỉ..

* Hiệu quả sử dụng: Việc làm mô hình những đồ dùng này được sử dụng vào cáchoạt động: 

+ Cho trẻ khám phá khoa học về một số cây, rau củ, quả

 + Sử dụng kết hợp với đồ dùng khác để tạo mô hình minh họanội dung + Sử dụng để chơi ở hoạt động góc: 

* Đặc biệt với những mô hình cây xương rồng ngoài hiệu quả sử dụng trên chúng tôi có thể tích hợp dạy trẻ về những cây không nên sờ vào dễ gây nguy hiểm, cho trẻ biết đó là cây phù hợp với môi trường ít nước hoặc trên sa mạc

3. Một số con vật ngộ nghĩnh: Gồm mô hình có cá, công, lợn, rùa nhằm phong phú đồ dùng cho trẻ hoạt động

* Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng: 

- Nguyên phế liệu sưu tầm tìm kiếm: Vỏ chai nước , keo, xốp màu

- Nguyên liệu mua: keo nến, xốp. Với số tiền : 15.000đ

*Hiệu quả sử dụng: + Sử dụng vào các hoạt động KPKH chủ đề thế giới Động vật,. Với hoạt động LQVT cho trẻ đếm số lượng, thêm bớt, tách gộp, kích thước,, màu sắc.

+ Sử dụng để tạo mô hình để trẻ kể chuyện sáng tạo. 

+ Dùng để làm mẫu cho các hoạt động tạo hình( vẽ, nặn…). 

+ Sử dụng để chơi ở hoạt động góc

4. Nhóm đồ dùng âm nhạc: Gồm mũ múa, mic,…làm phong phú đồ dùng gócâm nhạc

*Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng: Giấy bìa cứng, xốp màu

*Hiệu quả sử dụng: Sử dụng vào hoạt động âm nhạc

5. Những chiếc túi , đôi dép xinh xắn: 

* Những nguyên vật liệu phế liệu sử dụng: xốp màu

* Hiệu quả sử dụng: Sử dụng vào các hoạt động KPKH chủ đề bản thân, mùa hè. 

+ Với hoạt động LQVT cho trẻ đếm số lượng, thêm bớt, tách gộp, màu sắc.

+ Dùng để làm mẫu cho các hoạt động tạo hình( vẽ, cắt dán..) 

+ Sử dụng để chơi ở hoạt động góc: Bán hàng, trang phục của bé.


Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 3

      Kính thưa: Ban giám khảo cùng toàn thể các đồng chí giáo viên

     Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Hưởng ứng phong trào thi đua “Làm đồ dùng dạy học sáng tạo” năm học 2020-2021.Lớp 5 tuổi C đem đến hội thi “Bộ đồ đồ chơi giúp trẻ phát triển nhận thức, được sáng tạo từ những bàn tay khéo léo cùng với trí tưởng tượng phong phú của 2 cô giáo lớp 5 tuổi C. Sau đây, cho tôi xin phép được giới thiệu về bộ đồ dùng đò chơi như sau:

1. Đồ chơi với cát và nước

- Nguyên liệu : ống nhựa nước, sơn màu

- Cách làm: Dùng những đoạn ống nước nối lại với nhau thành hệ thống theo như hình

- Mục đích: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh,Khma phá về HTTN , giúp trẻ phát triển nhận thức, khả năng tư duy lôgic,….

- Cách sử dựng: Trẻ cho nước hoặc cát vào các phễu sau đó khám phá và đo lượng nước, cát ..

2. Đồ chơi sân gôn bóng đá

- Nguyên vật liệu: Ông nhựa, lưới, dây, sơn màu, bóng ….

- Cách làm: Cắt ống theo kích thước : Chiều cao 80cm, rộng 90cm sau đó nối lại với nhau.Dùng lưới đã qua sử dụng chắn xung quanh

- Mục đích: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh,tăng khả năng khéo léo của đôi chân rèn cho trẻ khả năng tập chung chú ý ..;..

- Cách sử dựng: Trẻ cho sút bóng vào cung thành từ các độ xa khác nhau, một trẻ làm thủ môn, trẻ làm cầu thủ ….

3. Đồ chơi với từ lốp xe

- Nguyên vật liệu: Sử dụng lốp xe đã qua sử dụng, chậu nhựa.sơn màu, bóng các loại, sỏi, …, cá nhựa, …

- Cách làm: Sơn màu các lốp theo màu khác khác nhau sau đó cho chậu vào giữ lốp cho trẻ chơi các trò chơi vận động

- Mục đích: Trẻ được khám phá các sự vật…,tăng khả năng khéo léo của đôi chân rèn cho trẻ khả năng tập chung chú ý ..;..

- Cách sử dụng: Thả cá từng bể nước sau choc ho trẻ quan sát, cũng có thể cho trẻ chơi trò chơi vận động như: ném bóng, câu cá, thí nghiệm với vật chìm nổi….,trẻ cũng có thể dùng chiếc lốp này để xếp thành hững chiếc bàn chiếc ghế xinh xắn để ngồi học hay chơi những trò chơi khác theo trí tưởng của trẻ ….

4. Đồ chơi boling

- Nguyên vật liệu: Sử dụng xốp cũ , cán chổi hỏng bằng nhựa. bóng nhỏ ….

- Mục đích: Trẻ sử dụng đôi bàn tay để tăng khả năng khéo léo cho trẻ khả năng tập chung chú ý đưa bóng đúng vào lỗ

- Cách sử dựng: Cho trẻ dùng những chiếc gậy bolinh dùng hai tay đưa những quả bóng vào đúng lỗ

5. Tính hiệu quả: Với bộ đồ chơi từ những lon sữa, nó có tác dụng hỗ trợ rất nhiều hoạt động khác nhau hấp dẫn, gần gũi, cuốn hút hơn, kích thích sự tập trung các giác quan của trẻ để trẻ suy nghĩ ra cách lắp ráp các đồ dùng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Bên cạnh đó, bộ đồ chơi được làm từ các phế liệu rẻ tiền, huy động từ phụ huynh và có thể sử dụng được nhiều trò chơi, nhiều hoạt động. Và các đồ chơi này có thể sử dụng trong thời gian dài, bền qua các chủ đề. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. 

* Khả năng phổ biến đồ dùng: Đồ chơi có thể sử dụng ở bất cứ lúc nào khi thực hiện hoạt động: Giới thiệu bài, tạo tình huống, củng cố kiến thức gây hứng thú cho trẻ. Đồ chơi có thể ứng dụng được tất cả các chủ đề bằng cách thay đổi bố cục sắp xếp, thêm hoặc bớt các chi tiết trên bộ đồ dùng sao cho phù hợp với chủ đề và nội dung hoạt động. Với bộ đồ chơi này có thể phục vụ cho nhiều hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non mới ở tất cả các khối lớp.

Trên đây là một số đồ dùng đồ chơi do lớp 5 tuổi C đã làm .Kính mong nhận được sự quan tâm chia sẻ góp ý từ phía Ban giám hiệu nhà trường và hội đồng sư phạm giáo viên trong trường .


Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 4

     GV: ...

      Lớp: Chồi ...

       Kính thưa BGH nhà trường cùng tất cả GV trong trường và tất cả các em học sinh

       Hưởng ứng phong trào thi đua ‘Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo MN’ lớp chồi chúng tôi làm mô hình đồ dùng trong gia đình, đồ dùng cá nhân của trẻ và nhiều đồ chơi sinh động, sáng tạo khác. Cùng với bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng của các cô và các con để ứng dụng dạy học trong năm học mới 20... – 20...

     Ai trong chúng ta cũng biết đến việc làm đồ dùng, đồ chơi MN là cách hữu hiệu nhất giúp trẻ thực hiện các hoạt động, đồng thời cũng chính là cách để trẻ tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức một cách nhiệt tình, hứng thú và hiệu quả nhất.

     Nhận thức được điều đó, đội ngũ GV lớp Chồi chúng tôi luôn biết cách tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong gia đình và địa phương, chẳng hạn như: vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, chai nước rửa tay, ống nhựa, que kem, quả cầu lông, các miếng gỗ nhỏ..... góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp, đồng thời cũng sáng tạo ra nhiều mô hình đồ dùng, đồ chơi độc đáo.

-  Mô hình về chủ đề gia đình

+ Trong sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều đồ bị loại bỏ sau khi sử dụng, từ những phế liệu này chúng ta hoàn toàn có thể biến chúng thành những món đồ dùng đồ chơi rất đẹp, rất ấn tượng, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và các hoạt động vui chơi của trẻ. Đó cũng là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém nhiều và cũng là giải pháp tích cực để sử dụng phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống.

+ Với chủ đề về gia đình chúng tôi có thể làm được các mô hình sản phẩm như: ngôi nhà, máy say sinh tố, nồi cơm điện, đồ dùng ăn uống, tủ lạnh, bàn ghế.........

- Nguyên liệu: Xốp màu, ống hút, bìa cát tông, chai, lọ nhựa, xốp, giấy màu, thép nhỏ, keo nến.......

+ Cách làm: sử dụng xốp để cắt tỉa thành những bộ bàn ghế, cốc chén,giường, tủ lạnh. Bạn có thể dùng bìa cát tông, ống nhựa ghép lại thành ngôi nhà, ngoài ra chúng ta có thể sử dụng những vỏ chai để làm những bộ ấm chén trông thật bắt mắt.

+ Tính năng sử dụng: với bộ đồ chơi chủ đề gia đình, chúng tôi có thể cho trẻ sử dụng trong hoạt động góc và lĩnh vực phát triển nhận thức, để trẻ được phám phá về những đồ dùng trong gia đình.

+ Mỗi bộ đồ dùng đồ chơi mầm non đều mang một ý nghĩa giáo dục khác nhau chúng tôi hoàn toàn tận dụng vào rất nhiều hoạt động khác nhau ở trường. Nhằm góp phần hỗ trợ tốt nhất trong công tác giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt: Đức - trí - thể - mỹ.

- Mô hình chủ đề bản thân:

+ Chúng tôi hướng dẫn sáng tạo ra bộ đồ dùng trang phục của bé gồm có như: Váy, quần, áo, các loại mũ, dép và túi.

+ Nguyên liệu: Giấy xốp màu, vỏ hộp váng sữa, keo nến.....

+ Cách làm: sử dụng hộp váng sữa làm chóp mũ, dùng giấy xốp màu làm vành mũ sau đó dùng giấy xốp để cắt tỉa thành những bông hoa xinh xắn.

+ Ngoài ra chúng ta có thể tận dụng nhữn mảnh xốp màu vụn cắt tỉa, dán thành những bộ váy trông thật điệu đà, thật hấp dẫn các bạn gái, đi kèm theo với mũ và váy là những đôi dép được từ giấy xốp màu cắt tỉa, sử dụng keo nến dính lại tạo thành những đôi dép nhỏ xinh.

+ Mục đích: sử dụng và trang trí

+ Cách sử dụng: Những đồ dùng này giúp trẻ phân biệt được những trang phục nào là của bạn trai, trang phục nào là của bạn gái.

+ Ngoài ra lớp Chồi chúng tôi còn làm rất nhiều những món đồ dùng, đồ chơi khác như: Con gà, con lợn, chim cánh cụt, otô, đàn, trống........ để trẻ được hoạt động góc đa dạng, phong phú.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022