Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Phần quan trọng nhất của hệ điều hành Linux là?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về hệ điều hành Linux do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo
Trong hệ điều hành, phần quan trọng nhất là hạt nhân. Trong hệ thống kiểu GNU/LInux, Linux là thành phần hạt nhân. Phần còn lại của hệ thống chứa chương trình khác nhau, gồm nhiều phần mềm do dự án GNU ghi hay hỗ trợ.
Định nghĩa
Linux là một hệ điều hành máy tính được phát triển từ năm 1991 dựa trên hệ điều hành Unix và bằng viết bằng ngôn ngữ C.
Do Linux được phát hành miễn phí và có nhiều ưu điểm vượt trội nên Linux vẫn giữ được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người dùng trước các ông lớn như Windows hay macOS.
Cấu trúc hệ điều hành Linux
+ Kernel
Hay được gọi là phần Nhân vì đây là phần quan trọng nhất trong máy tính bởi chứa đựng các module hay các thư viện để quản lý, giao tiếp giữa phần cứng máy tính và các ứng dụng.
+ Shell
Shell là phần có chức năng thực thi các lệnh (command) từ người dùng hoặc từ các ứng dụng yêu cầu, chuyển đến cho Kernel xử lý. Shell chính là cầu nối để kết nối Kernel và Application, phiên dịch các lệnh từ Application gửi đến Kernel để thực thi.
Có các loại Shell như sau: sh (the Bourne Shell), bash(Bourne-again shell), csh (C shell), ash (Almquist shell), tsh (TENEX C shell), zsh (Z shell).
+ Application
Đây là phần quen thuộc với chúng ta nhất, phần để người dùng cài đặt ứng dụng, chạy ứng dụng để người dùng có thể phục vụ cho nhu cầu của mình.
Công dụng của hệ điều hành Linux
Tương tự như các hệ điều hành khác, Linux cũng cấp môi trường trung gian để người dùng có thể giao tiếp với phần cứng máy tính, thực hiện các công việc của mình.
Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng mã nguồn mở mà Linux đem lại nhiều sự thoải mái hơn cho người dùng, đặc biệt các lập trình viên, nhà phát triển.
- Sau khi đã tìm hiểu qua về hệ điều hành Linux là gì và lịch sử hình thành, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc đến các phiên bản của server nổi tiếng này.
- Linux có đến hàng trăm các phiên bản phân phối khác nhau. Có thể kể tới như: Ubuntu, Debian, Centos,… Mỗi phiên bản của Linux đều đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của người dùng.
- Sự đa dạng của các bản phân phối này chính là những gì đã tạo nên vẻ đẹp của hệ điều hành Linux. Một số bản phân phối nổi bật:
+ Ubuntu
+ Linux Mint
+ Debian
+ Centos
+ Arch Linux
+ Kali Linux
+ Fedora
Ưu điểm của hệ điều hành Linux
Bản quyền và chi phí hợp lý
- Với bản chất là một mã nguồn mở, Linux được phát triển “free” cho người sử dụng. Người dùng có thể nhìn thấy hầu như mọi dòng code trong Linux. Trong khi đó, Windows bản quyền và bộ Office bản quyền sẽ phải mất khoảng vài triệu để sở hữu tương tự.
- Sử dụng Linux, bạn sẽ được sử dụng miễn phí tất cả các tính năng kèm bộ ứng dụng cho người dùng văn phòng miễn phí. Học tập, xem phim, nghe nhạc, chat…, mọi hoạt động bạn không phải lo lắng gì về vấn đề bản quyền nữa.
Hỗ trợ tốt cho lập trình viên - quản trị mạng
- Hệ thống Linux hoạt động ổn định, hiệu năng cao. Do đó, Linux hỗ trợ tốt cho nhiều công việc, đặc biệt là đối với những công việc đòi hỏi tính ổn định hệ thống cao như quản trị mạng, lập trình viên.
Sự hỗ trợ kỹ thuật tích cực
- Linux cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 trong cả năm đối với mọi dịch vụ. Có thể kể đến như Red Hat, Novell và Canonical .
Linh hoạt
Nếu hiểu sâu về Linux, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng chỉnh sửa theo ý mình. Linux đúng là một môi trường lý tưởng cho các lập trình viên cũng như các nhà phát triển vì Linux mang lại sự tương thích với rất nhiều môi trường khác nhau.
Giao diện phong phú
- Với Linux, giao diện hoàn toàn tách rời với hệ thống lõi. Do đó, bạn có thể đổi môi trường giao diện mà không cần lo lắng xem có phải cài lại chương trình hay không. Bạn có thể tha hồ chọn giao diện như GNOME, KDE hay gần đây hơn là Unity.
Độ an toàn với khả năng bảo mật, hạn chế sự tấn công của các mã độc và virus cao
- Nếu như trên Windows, những con virus, mã độc, …luôn là thứ khiến bạn phải chật vật đối mặt thì Linux sẽ mang lại cho bạn cảm giác an toàn. Điều tuyệt vời là tất cả bọn chúng đều không thể hoạt động được trên nền tảng này. Công việc của bạn chỉ là xóa khi thấy bọn chúng trong USB hay ổ cứng di động (ổ cứng SSD).
Hoạt động tốt ngay cả trên những máy tính có cấu hình yếu
- Thông thường, một phiên bản mới được nâng cấp sẽ kèm theo yêu cầu phần cứng cũng phải được nâng lên theo. Vậy trong trường hợp cấu hình máy tính của bạn không đủ đáp ứng yêu cầu của phiên bản mới thì sao?
- Linux sẽ giúp bạn tránh khỏi những lo lắng đó. Với sự nâng cấp, hỗ trợ thường xuyên từ cộng đồng lập trình, Linux tự tin hoạt động mượt mà và cực kỳ ổn định ngay cả trên các máy tính có cấu hình thấp.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm ở trên, Linux vẫn còn một số điểm hạn chế:
- Số lượng ứng dụng hỗ trợ trên Linux chưa phong phú, còn khá ít sự lựa chọn cho người dùng
- Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
- Bạn sẽ mất một khoảng thời gian để “thích nghi” nếu chuyển từ Windows sang Linux vì thực sự khá khó để làm quen với Linux.
- Tuỳ vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn cần tìm một hệ điều hành thích hợp với mình.