logo

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!


Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau - Mẫu số 1 

Đảo Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền 14,6km, còn có tên gọi khác là Hòn Giáng Tiên, Hòn Giáng Hương hay Hòn Độc Lập.

Hòn Khoai là một cụm đảo nhỏ gồm các đảo Hòn Khoai, Hòn Tương, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi và Hòn Đá Lẻ, trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích 4,2km2. Đây là một trong những hòn đảo đẹp nhất cực Nam Tổ quốc.

Thời Pháp thuộc, người Pháp đặt tên là đảo Poulob - Obi. Hòn Khoai là tên gọi dân gian của đảo. Tên gọi này được giải thích theo hai cách, trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai.

Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã.

Đất ở trên đảo là thứ đất feralit màu đỏ vàng và vàng đỏ phát triển trên đá granit. Rừng nguyên sinh trên đảo đa dạng, phong phú với hơn 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật.

Thực vật ở Hòn Khoai khá phong phú với các loại cây rừng nhiệt đới và có cả các loại cây rừng ngập mặn, có giá trị kinh tế rất cao. Cây ăn trái có xoài, quýt, dừa... Cây làm thuốc có quyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan…Cây lấy gỗ có bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, lim, trám mạo, trâm trắng…

Hệ thực vật trên đảo có khoảng 221 loài bậc cao thuộc 78 họ tạo nên một thảm thực vật phong phú, đa dạng. Đặc biệt trong hệ thực vật của đảo còn ghi nhận được 10 loài mới ở Việt Nam.

Hệ động vật trên đảo có 29 loài thuộc 18 họ, gồm bò sát 7 loài, chim 20 loài, thú 2 loài. Động vật rừng còn tồn tại một số loài có giá trị và có số lượng cá thể đáng chú ý là kỳ đà, rắn mai gầm, rắn ráo, trăn hoa, sóc bụng xám.

Đặc biệt loài bản địa của đảo như sóc bụng xám, kỳ đà, trăn hoa... đã và đang phát triển rất mạnh về số lượng. Có thể nói, ở bất kỳ nơi nào trên đảo cũng có thể gặp chúng.

Hòn Khoai có bãi biển rất nên thơ với rất nhiều đá cuội tròn như trứng ngỗng làm cho phong cảnh ở đây thật đẹp. Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng vào năm 1920. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4m, cao 14,50m được xây bằng đá hộc và ximăng.

Hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Từ trên ngọn hải đăng, du khách có thể chiêm ngưỡng mũi đất tận cùng của Tổ quốc.

Hòn Khoai không những là danh lam thắng cảnh của tỉnh Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, ngày 13/12/1940, người thầy giáo-chiến sỹ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy giết tên sếp đảo của thực dân Pháp, chiếm Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Hòn Khoai đang phát triển để trở thành khu du lịch sinh thái. Năm 2009, tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định quy hoạch khu du lịch sinh thái Hòn Khoai. Khu du lịch sinh thái này đang mời gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án như khu trung tâm dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, cắm trại, nghỉ dưỡng, khu thể thao, bãi tắm trên biển …  

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau - Mẫu số 2

Cà Mau được biết đến là vùng đất tận cùng của Tổ quốc và luôn là điểm du lịch Miền Tây nhất định phải đến một lần trong đời của mọi người dân Việt Nam. Tỉnh thành cuối cùng của Tổ quốc Việt với ba mặt chủ yếu giáp biển, tới đây du khách sẽ được thăm cột mốc tọa độ quốc gia, ngắm rừng, biển, chiêm ngưỡng ráng chiều trên vùng trời biển bao la. Cà Mau toát lên một vẻ đẹp nên thơ và trữ tình, bình yên và mộc mạc làm say đắm bao trái tim của du khách. Một vài địa điểm du lịch Cà Mau tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi ghé thăm nơi đây.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại khóm 1 phường 1, thành phố Cà Mau. Đây không chỉ là nơi những người dân Đất Mũi thể hiện lòng thành kính với vị lãnh tụ của đất nước, mà còn là địa chỉ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và cũng là điểm thu hút đông đảo du khách đến thăm vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Khu tưởng niệm Bác Hồ bao gồm nhiều hạng mục như: Đền thờ, khu nhà sàn, nhà chiếu phim, nhà trưng bày, nhà triển lãm tượng đá, hồ cảnh, cây xanh, đường nội bộ…Trong nhà truyền thống trưng bày nhiều hiện vật và hình ảnh, tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ.

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1882 bởi những bởi những di dân người Hoa đến sinh cơ lập nghiệp tại Thới Bình. Năm 1903, Hội người Hoa Cà Mau đã chung sức xây dựng lại với lối kiến trúc đậm sắc thái thời nhà Minh với hình ảnh quả ấn nhìn từ chánh điện. Qua các đợt trùng tu, đến nay chùa Bà vẫn giữ nét uy nghiêm, cổ kính nguyên bản sắc Trung Hoa trong từng đường nét thiết kế.

Chùa Monivongsa Bopharam tọa lạc ngay Phường 1, trung tâm thành phố Cà Mau. Đây là một ngôi chùa Khmer với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam Tông và là ngôi chùa lớn nhất tại thành phố. Đến thăm chùa bạn sẽ sở hữu cho mình những bức hình sống ảo tưởng chừng như ở xứ sở chùa vàng hay Campuchia.

Đến Cà Mau, bạn không thể bỏ qua rừng U Minh Hạ. Rừng U Minh Hạ nằm trải dài trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi của hai huyện U Minh và Trần Văn Thời tiếp giáp với rừng U minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.

Du lịch rừng U Minh, lênh đênh trên chiếc xuồng, bạn có dịp tìm hiểu hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng với nhiều loại động thực vật phong phú. Tận hưởng không khí trong lành của rừng U Minh Hạ với bạt ngàn những cánh rừng tràm xanh ngát, trải dài hút mắt.

Thưởng thức bữa ăn đậm chất Miền Tây Nam bộ thời khai hoang trong rừng U Minh Hạ cũng là cảm giác khó quên với mọi du khách khi đến đây. Nào cá lóc nướng chui cuốn bánh tráng; lẩu mắm ăn với rau choại, đọt xoài, rau đắng đất, rau tàu bay; gỏi nhộng ong…, hương vị của tất cả các món đặc sản ấy sẽ lưu lại mãi trong tâm trí của bạn.

Mỗi khi nhắc đến mũi Cà Mau, dường như mọi người dân Việt Nam đều gọi lên bằng tình cảm thân thương nhất. Mũi Cà Mau nằm ở xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Đây là mảnh đất nhô ra phía biển Đông ở cực Nam của Tổ quốc, mũi Cà Mau mang một ý nghĩa linh thiêng. Đất Mũi càng thu hút bởi vị trí đặc thù, nơi vừa có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông và mặt trời lặn ở hướng Tây tại cùng một địa điểm trên đất liền.

Du lịch Miền Tây, đến với Đất Mũi, bạn sẽ được tham quan cột mốc tọa độ quốc gia, biểu tượng tiểu cảnh pano hình tượng chiếc thuyền căng đầy gió, con tàu của đất nước luôn hướng ra biển khơi. Chạm tay vào mốc tọa độ và chụp hình bên biểu tượng mũi Cà Mau, bạn sẽ thấy tự hào khi đứng trên địa danh cuối cũng của tổ quốc. Du khách đến Đất Mũi còn có thể trải nghiệm đi cầu khỉ xuyên rừng để khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Ngoài việc chụp ảnh bạn có thể leo lên tháp quan sát để ngắm dải đất tận cùng của Tổ quốc. Sau khi đã thỏa thuê với cảnh với những tấm ảnh độc đáo, bạn hãy lên nhà hàng thủy tạ trên mặt biển thưởng thức những món ngon của Cà Mau như cua rang muối, rùa rang muối, chả trứng mực, vọp nướng chấm muối tiêu… Những món ngon sẽ khiến chuyến đi càng thú vị.


Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau - Mẫu số 3

Đảo Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền 14,6km, còn có tên gọi khác là Hòn Giáng Tiên, Hòn Giáng Hương hay Hòn Độc Lập.

Hòn Khoai là một cụm đảo nhỏ gồm các đảo Hòn Khoai, Hòn Tương, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi và Hòn Đá Lẻ, trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích 4,2km2. Đây là một trong những hòn đảo đẹp nhất cực Nam Tổ quốc.

Thời Pháp thuộc, người Pháp đặt tên là đảo Poulob - Obi. Hòn Khoai là tên gọi dân gian của đảo. Tên gọi này được giải thích theo hai cách, trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai.

Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã.

Đất ở trên đảo là thứ đất feralit màu đỏ vàng và vàng đỏ phát triển trên đá granit. Rừng nguyên sinh trên đảo đa dạng, phong phú với hơn 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật.

Thực vật ở Hòn Khoai khá phong phú với các loại cây rừng nhiệt đới và có cả các loại cây rừng ngập mặn, có giá trị kinh tế rất cao. Cây ăn trái có xoài, quýt, dừa... Cây làm thuốc có quyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan…Cây lấy gỗ có bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, lim, trám mạo, trâm trắng…

Hệ thực vật trên đảo có khoảng 221 loài bậc cao thuộc 78 họ tạo nên một thảm thực vật phong phú, đa dạng. Đặc biệt trong hệ thực vật của đảo còn ghi nhận được 10 loài mới ở Việt Nam.

Hệ động vật trên đảo có 29 loài thuộc 18 họ, gồm bò sát 7 loài, chim 20 loài, thú 2 loài. Động vật rừng còn tồn tại một số loài có giá trị và có số lượng cá thể đáng chú ý là kỳ đà, rắn mai gầm, rắn ráo, trăn hoa, sóc bụng xám.

Đặc biệt loài bản địa của đảo như sóc bụng xám, kỳ đà, trăn hoa... đã và đang phát triển rất mạnh về số lượng. Có thể nói, ở bất kỳ nơi nào trên đảo cũng có thể gặp chúng.

Các loài chim bay giỏi thuộc họ chim ưng, cắt, chim én, nhạn cũng có nhiều.

Hòn Khoai có bãi biển rất nên thơ với rất nhiều đá cuội tròn như trứng ngỗng làm cho phong cảnh ở đây thật đẹp. Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng vào năm 1920. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4m, cao 14,50m được xây bằng đá hộc và ximăng.

Hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Từ trên ngọn hải đăng, du khách có thể chiêm ngưỡng mũi đất tận cùng của Tổ quốc.

Hòn Khoai không những là danh lam thắng cảnh của tỉnh Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, ngày 13/12/1940, người thầy giáo-chiến sỹ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy giết tên sếp đảo của thực dân Pháp, chiếm Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Hòn Khoai đang phát triển để trở thành khu du lịch sinh thái. Năm 2009, tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định quy hoạch khu du lịch sinh thái Hòn Khoai. Khu du lịch sinh thái này đang mời gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án như khu trung tâm dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, cắm trại, nghỉ dưỡng, khu thể thao, bãi tắm trên biển…

Với đặc điểm khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, Hòn Khoai luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.


Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau - Mẫu số 4

Dọc dải bờ biển Duyên Hải đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có hai đảo biển tuyệt đẹp. Không to lớn như những đảo biển khác, Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc là hai hòn đảo có diện tích khiêm nhường nằm ở biển đông và biển Tây của Cà Mau. Đây là những mảnh sót lại của tầng nham cổ sụt võng. Hai đảo này có từ hơn 180 triệu năm, là vùng có vị trí quan trọng trong việc khai thác biển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nhất là khai thác du lịch.

Hòn Đá Bạc thuộc ấp Đá Bạc B. Từ xa nhìn tới Hòn Đá Bạc trông sừng sững vươn lên trên dãy nhà xóm Kinh Hòa. Đây là cụm ba hòn đảo liền kề (Hòn Ông Ngộ, Hòn Trọi và Hòn Ngộ). Hòn Đá Bạc rộng khoảng 6,34ha, nơi cao nhất là 50m so với mặt nước biển, cách cửa biển Kinh Hòa chừng 700m. Những hòn đá granit chồng chất lên khắp hòn, được bàn tay huyền bí nào đó nhào nặn thành những hình thù kì lạ, tạo nên những Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, Bàn Tay Năm Ngón, ở Sân Tiên một bên đỉnh hòn có bia chiến thắng ghi nhận công lao các anh hùng. Cạnh đó là tượng đài chiến thắng chuyên án CM 12. Trên đỉnh đối diện là đền thờ Cá Ông, nơi trưng bày bộ xương cá voi lớn nhất. Hằng năm vào ngày 23 tháng 5 âm lịch, cư dân vùng này đều đổ về Hòn Đá Bạc tham dự lễ Nghinh Ông và nhắc nhau câu chuyện cá voi cứu người đi biển gặp nạn.

Với bóng cây bàng, tán bồ đề che rợp, Hòn Đá Bạc lúc nào cũng rì rào tiếng lá do gió biển xa ra. Được thế là nhờ Hòn Đá Bạc còn giữ được rừng và thảm thực vật nguyên sinh rất quý. Nhiều cây họ Ficus dã có hàng trăm năm, hàng ngàn năm tuổi với nhiều kiểu dáng tuyệt đẹp.

Những cây kiểng cổ thụ này rễ và thân cây ôm chặt vào đá để chịu đựng phong ba. Trên hòn có điểm phục vụ ăn uống các đặc sản như hàu nướng, mực nướng hoặc xào, cua đá…

Trên những hòn đá gập ghềnh quanh hồn, nơi hằng hà sa số hàu bám vào chân đá, một vài ngư dân với nón lá đội trên đầu cần mẫn câu từng con cá. Cảnh quan đặc sắc giúp Hòn Đá Bạc trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn, là nơi thư giãn tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng. Hòn Đá Bạc đã được ngành văn hóa thông tin Cà Mau hoàn thành hồ sơ đề nghị nhà nước xét công nhận di tích lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.


Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau - Mẫu số 5

Nhắc đến Cà Mau, du khách không chỉ thương nhớ đến vùng đất phương Nam, nơi rừng U Minh Hạ đi vào lịch sử, mà còn là nơi đầu tàu ngọn sóng của mũi cực Nam Tổ quốc. Vùng đất Miền Tây thơ mộng, hữu tình với những danh lam thắng cảnh xinh đẹp làm ngất lòng du khách, luôn mang một sự thu hút riêng để bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng bức tranh hài hòa của rừng bạt ngàn.

Hòn Đá Bạc là một cụm đảo nằm gần sát bờ, gồm 3 hòn: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc đều được phủ rợp bóng cây rừng xanh mướt, cây cối mọc um tùm. Sở hữu nét đẹp của rừng nguyên sinh hoang sơ, của đá núi sừng sững, của bờ biển vòng quanh tung bọt sóng vỗ, của nước biển xanh trong, phong cảnh nơi đây, bình dị như chính cái tên.

Những ngôi nhà sàn vươn dài ra mặt sông và cảnh sinh họat đời thường bình dị: người chèo ghe, kẻ giăng lưới, làm đồng, trẻ con bơi lội, đùa giỡn… Điểm thu hút nhất của hòn Đá Bạc là vô số những viên đá đá hoa cương nằm cạnh nhau, xếp thành từng lớp mà hình thù vô cùng lạ mắt như bàn tay tiên, giếng tiên, bàn chân tiên… Sóng và gió biển đã đẽo gọt cần mẫn điêu khắc cho con người một tác phẩm thật độc đáo, thú vị.

Nếu đi du lịch miền Cà Mau mà không đi chợ nổi thì chuyến đi đó thiếu đi nhiều điều thú vị, nó trở thành nét văn hóa đặc thù với hình ảnh hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân giữa một vùng sông nước bao la. Khi đến đây, khách du lịch sẽ được trãi nghiệm cảm giác lênh đênh trên sông nước lướt nhẹ qua các giang hàng tấp nập, ồn ào đan xen nhau như mạng nhện, khung cảnh nhộn nhịp đầy ngộ nghĩnh vào lúc bình minh hoặc ghé qua đây vào buổi chiều tối.

Khi chợ nổi đã lắng lại trong một sự im lặng lãng mạn cùng với gió và sóng nước. Những chiếc ghe trở thành những căn nhà nổi bồng bềnh vương vấn khói cơm chiều. Mấy đứa trẻ ngồi vắt vẻo câu cá trên sông.

Đến Cà Mau đi đâu được ư? Tất nhiên là bạn không thể bỏ qua rừng U Minh Hạ rồi. Nằm trải dài trên địa bàn các xã Khánh An, Khánh Lâm, Khánh Bình (phía Tây Bắc) và Trần Hợi (thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời), U Minh là một khu rừng xinh đẹp ẩn chứa vô số hệ động thực vật.

Đặc biệt, bạn có thể nướng vài con cá lóc hay thưởng thức món lẩu mắm cá linh ăn kèm rau sống, hương vị của tất cả các món đặc sản ấy sẽ lưu lại mãi trong tâm trí của bạn.

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Cà Mau mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022