logo

Phương thức biểu đạt của Chiếc lá cuối cùng

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Phương thức biểu đạt của Chiếc lá cuối cùng” và phần kiến thức mở rộng thú vị về bài Chiếc lá cuối cùng do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo bộ môn Ngữ văn 8.


Trả lời câu hỏi: Phương thức biểu đạt của Chiếc lá cuối cùng

+ Phương thức biểu đạt của chiếc lá cuối cùng là tự sự, miêu tả, biểu cảm.

+ Phương thức biểu đạt chính là tự sự.


Kiến thức mở rộng về bài Chiếc lá cuối cùng 


1. Tác giả O. Henry

a. Cuộc đời

- William Sydney Porter (11 tháng 9 năm 1862 – 5 tháng 6 năm 1910), được biết đến với bút danh O. Henry, là một nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Truyện ngắn của O.Henry nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo.

- Xuất thân: Ông sinh ra tại Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ. Mẹ qua đời khi ông mới 3 tuổi, sau đó ông chuyển về sống cùng bà nội. Từ khi còn bé, ông là một đứa trẻ ham học, ông đọc mọi thứ mình có, từ tác phẩm kinh điển cho đến tiểu thuyết rẻ tiền.

- Con người:

+ Thời trai trẻ, ông làm việc trong một ngân hàng tại Texas, và dính líu đến một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương, các tác phẩm của ông có tiếng từ năm 1899.

+ Năm 1962, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới đã quyết định kỷ niệm.

b. Sự nghiệp

- Đề tài truyện ngắn O’Henry, đặc biệt đa dạng, thể hiện được phần nào sự đa dạng của đời sống xã hội Mỹ đương thời. Bối cảnh mà tác giả xây dựng trong sáng tác rất phong phú: Thành phố New York nhộn nhịp, những trang trại mênh mông ở miền Trung và Tây Nam nước Mỹ, những thị trấn hoang sơ mới lập của dân đi tìm vàng. Không gian nghệ thuật trong truyện 0’Heniy phần lớn là không gian chật hẹp, tối tăm, ngột ngạt của những căn buồng, những khung cửa, góc nhỏ công viên, những đường phố ngoằn ngoéo, những mảnh vía hè (Buồng tầng thượng, Cánh cửa màu xanh, Ông Hoàng, Tình yêu và đồng hồ,…) và chỉ một ít không gian trải rộng của rừng núi, đồng cỏ, nông trại, làng mạc (Giáng sinh do sai khiến, Hoàng tử đồng xanh,…).

- Sáng tác của O’Henry chủ yếu tập trung trong hơn mười năm cuối của cuộc đời. Vốn sống cực kỳ phong phú, nhạy bén trong quan sát, tinh tế trong cảm nhận và khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp O’Henry sáng tạo thành công trên 300 truyện ngắn (tập hợp trong 10 tập truyện xuất bản từ 1904 đến 1910 và những tập xuất bản sau khi nhà văn mất).

* Các tập truyện xuất bản từ năm 1904 đến 1910:

1. Lũ cắp vặt và những ông Hoàng (Cabbages and Kings – 1904).

2. Bốn triệu (The Four Million – 1906).

3. Hàng đen (The Trimmed Lamp – 1907).

4. Trái tim miền Tây (Heart of the West – 1907).

5. Tiếng nói thị thành (The Voice of the City – 1908).

6. Kẻ hối lộ dễ thương (The Gentle Grafter – 1908).

7. Những con đường định mệnh (Roads of Destiny – 1909).

8. Quyền lựa chọn (Options – 1909).

9. Công việc nghiêm khắc (Strictly Business – 1910).

10.Những vòng quay (Whirligigs – 1910).

* Tác phẩm xuất bản sau khi O’Henry mất:

1. Những con số 6 và 7 (Sixes and Sevens -1911).

2. Quà tặng của cấc thầy pháp (The Giữ of the Wise Men – 1911).

3. Đá lấn (Rolling Stones – 1912).

4. Trẻ bơvơỌMũưs and Strays – 1917).

5. Thơ và truyện ngắn (O’Henry – Poetry and Short Stories – 1920).

6. Thư nhắn Lithophis của O’Henry gởi Mabel Wagnalls (Letters to Lithophis

from O’Henry to Mabel Wagnalls – 1922).

7. Tái bút (Posts criptc – 1923).

8. Thêm vài nét về O’Henry (O’Henry Encore – 1939)

9. Tổng tập O’Henry (The Complete Works of O’Henry – 1953).

10. Buồng tầng thượng và những truyện ngắn khác (The Skylight Room anđ

Other Stories – 1972).

11. Những truyện kể của O’Henry – 62 truyện ngắn (Tales of O’Henry – Sixtytwo Stories – 1993)


2. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

a. Xuất xứ

- Chiếc lá cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện

b. Bố cục

- Đoạn 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu

- Đoạn 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi

- Đoạn 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi

c. Giá Trị Nhân Sinh Và Thông Điệp Nghệ Thuật Trong Chiếc Lá Cuối Cùng

- Giá trị nhân đạo của truyện được thể hiện ở tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau. Chính tình yêu thương đã thắp sáng tâm hồn, trái tim lương thiện của Xiu, cũng chính tình yêu thương đã khiến cụ Bơ - men sẵn sàng hi sinh mạng sống để cứu Giôn - xi, đem lại nghị lực sống cho cô.

- Thông điệp nghệ thuật: Chiếc lá cuối cùng đã mang đến bức "thông điệp màu xanh" về nghệ thuật, nghệ thuật không chỉ tạo ra những tác phẩm đẹp đẽ, giá trị mà còn tạo ra sức mạnh nâng đỡ, tạo động lực sống cho con người. Nghệ thuật còn tạo ra sự kết nối giữa những con người, bằng tình thương, tâm huyết và tài năng nghệ thuật, cụ Bơ-men đã tìm lại khát khao sống cho Giôn-xi, cô nghệ sĩ nghèo đang tuyệt vọng trước sự sống mong manh của bản thân.

Phương thức biểu đạt của Chiếc lá cuối cùng
icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022