logo

So sánh câu ghép và câu mở rộng thành phần

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “So sánh câu ghép và câu mở rộng thành phần” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Ngữ văn 8 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lời câu hỏi: So sánh câu ghép và câu mở rộng thành phần

- Câu ghép thường có hai vế câu. Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên. Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách. Nhưng cách cơ bản nhất là nối trực tiếp, nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng . Câu ghép thường có hai loại là đẳng lập và Chính - Phụ . Đẳng lập là câu ghép được nối với nhau bằng cách sử dụng cách nối trực tiếp còn câu ghép chính - phụ được nối với nhau bằng cách sử dụng quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng.

- Câu mở rộng thành phần có thể là mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ. Chủ ngữ ( hoặc vị ngữ ) của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, được gọi là cụm C - V ( chủ - vị ).

- Ví dụ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về câu ghép và câu mở rộng thành phần nhé!


Kiến thức tham khảo về câu ghép và câu mở rộng thành phần.


1. Câu ghép

a) Câu ghép là gì?

- Câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau. Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. (Hiểu đơn giản là – Câu ghép là câu có 2 cụm chủ vị trở nên không bao gồm nhau tạo thành)

- Không thể tách mỗi cụm chữ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu ghép đều có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với những vế câu khác. Tách mỗi vế trong câu ghép thành 1 câu đơn sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

- Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

- Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

b) Ví dụ về câu ghép

Để làm rõ hơn về khái niệm câu ghép là gì bài viết xin đưa ra ví dụ về câu ghép để độc giả dễ hình dung.

Ví dụ:  

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu xuất hiện 3 cụm chủ vị, các cụm chủ vị cũng không bao chứa nhau. Ở cụm chủ vị thứ nhất và thứ 2 được nối với nhau bằng dấu phẩy; cụm chủ vị thứ hai và ba nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu trên có thể thấy có 3 cụm chủ vị, các cụm C – V không bao chứa nhau. Cụ thể: Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học. Đây là câu ghép.

So sánh câu ghép và câu mở rộng thành phần

- Các ví dụ khác:

+ Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

+ Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

+ Vì Quân dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.


2. Câu mở rộng thành phần

a) Câu mở rộng thành phần là gì?

- Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

- Một trong những cách mở rộng câu là dùng cụm C – V làm thành phần câu .Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

 b) Ví dụ về câu mở rộng thành phần

Ví dụ: 

- Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu. 

Ở câu này, "Cái áo mẹ mới mua" là chủ ngữ, "Là đồ hiệu" là vị ngữ. Chủ ngữ "Cái áo mẹ mới mua" là 1 cụm DT có "Mẹ mới mua" bổ nghĩa cho DT "Cái áo". Do đó "Mẹ mới mua" là cụm C - V làm mở rộng thành phần chủ ngữ. Trong cụm C - V, chủ ngữ là "mẹ", vị ngữ là "mới mua". 

=> Đây là câu mở rộng chủ ngữ. 

- Cậu ấy làm tôi thất vọng. 

- Ở câu này, "Cậu ấy" là chủ ngữ, "Làm tôi thất vọng" là Vị ngữ. Vị ngữ "Làm tôi thất vọng" là 1 cụm ĐT có "Tôi thất vọng" bổ nghĩa cho ĐT "Làm". Do đó "Tôi thất vọng" là cụm C - V làm mở rộng thành phần vị ngữ. Trong cụm C - V, chủ ngữ là "tôi", vị ngữ là "thất vọng". 

=> Đây là câu mở rộng vị ngữ. 

- Lan học giỏi làm cho bố mẹ rất vui. ( dùng cụm C - V để mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ )

- Cái bàn này chân bị gãy. ( dùng cụm C - V để mở rộng vị ngữ )

- Nó cười khiến cả nhà cười theo. ( dùng cụm C - V để mở rộng cụm động từ )

- Bác Hai đến khiến ba mẹ em rất vui.(Mở rộng phần chủ ngữ.)

- Ông em tóc đã bạc.(Mở rộng phần vị ngữ)

- Chúng tôi hy vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng. (Mở rộng phần phụ ngữ trong cụm động từ.

- Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu.(Đây là câu mở rộng chủ ngữ.

- Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.( mở rộng thành phần vị ngữ

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022
/* */ /* */
/*
*/