logo

Thuyết minh về hội Gióng lớp 6

Lễ hội Gióng được diễn ra hằng năm tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng tiêu diệt giặc Ân, mở ra trang sử mới vàng son cho dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về lễ hội Thánh Gióng các em cùng tham khảo bài văn mẫu Thuyết minh về hội Gióng lớp 6 dưới đây nhé.


Dàn ý thuyết minh về hội Gióng lớp 6

a, Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu lễ hội Gióng

b, Thân bài:

- Đặc điểm lễ hội: nguồn gốc địa điểm, thời gian, không gian diễn ra lễ hội

- Công tác chuẩn bị trước lễ hội và diễn biến trong khi diễn ra lễ hội như thế nào?

- Nêu ý nghĩa của lễ hội Gióng

c, Kết bài: Nhấn mạnh lại ý nghĩa lễ hội Gióng và nêu cảm nhận bản thân về lễ hội.

Thuyết minh về hội Gióng lớp 6

Bài văn thuyết minh về hội Gióng lớp 6 - Mẫu số 1

     Việt Nam ta là một dân tộc có bề dày lịch sử và nền văn hóa ngàn năm văn hiến. Song song với đó là những lễ hội hết sức nổi bật được nhân dân hưởng ứng và phát triển từ xưa đến nay. Một trong số đó không thể không nhắc đến hội Gióng.

      Theo dân gian, lễ Hội Gióng được bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái Tổ. Lý Công Uẩn sau khi sáng lập ra Triều Lý thường đến đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng dâng hương cầu xin thần cho biết vận mệnh đất nước. Hội Gióng Phù Đổng được diễn ra vào ba ngày là ngày bảy, ngày tám và ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm tại xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hội Gióng được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn của dân tộc ta đối với Thánh Gióng.

      Thời gian chuẩn bị lễ hội rất tỉ mỉ và kĩ càng, mọi thứ đều sẵn sang cho đến hôm chính hội. Trong đó có Lễ rước diễn ra trong không khí đầy long trọng với cờ hoa nhiều màu sắc. Tất cả đều diễn ra thật cẩn trọng, chi tiết và cũng không kém phần nhanh chóng. Sau đó ai nấy đều chăm chú lắng nghe phát biểu với sự thành tâm thành kính của mình. Đến phần dâng lễ, dâng hương, người người đến đây đều muốn thắp nén nhang thành kính của mình. Khói hương bay nghi ngút trong dòng người tấp nập như muốn lan tỏa đi sự thành tâm của mọi người đến Thánh Gióng. Mỗi người một nơi về đây nhưng tất cả đều cùng chung một ý nguyện dâng cầu.

      Phần hội có cả hát thờ, các hình thức diễn xướng, các trò chơi dân gian, mọi thứ diễn ra thật rộn ràng thoải mái khác hẳn với phần nghiêm trang ở phần dâng hương. Trò chơi dân gian thu hút rất nhiều người, ai ai cũng muốn mang về cho quê hương mình danh hiệu chiến thắng trong trò chơi. Ngoài ra khu vực diễn ra lễ hội còn có những gian hàng trưng bày đồ lưu niệm để du khách có thể mua mang về, hoặc là dịch vụ chụp ảnh để lưu giữ kỷ niệm cho du khách thập phương. Những dịch vụ ẩm thực với những món đồ truyền thống và hiện đại được kết hợp linh hoạt.

      Hội Gióng là một di sản của dân tộc Việt Nam ta, cũng là dịp để những người con tưởng nhớ về công ơn từ thời xa xưa của Thánh Gióng nói riêng cũng như ông cha ta nói chung. Lễ hội diễn ra cũng góp phần gắn kết mọi người với nhau, tạo sự đoàn kết dân tộc, tạo mối quan hệ cho cá thể với cả cộng đồng.

      Một lần nữa phải nhấn mạnh tầm quan trọng của lễ Hội Gióng đối với dân tộc ta. Lễ hội biểu diễn các nghi thức mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Là dịp để người dân Việt Nam cảm nhận sự biết ơn, nhớ về cội nguồn, cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều. Chính vì vậy hội Gióng cần được giữ gìn và phát triển lưu truyền mãi các đời sau này để không bao giờ quên đi nguồn cội của dân tộc. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em đã hiểu được truyền thống cũng những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Em sẽ cố gắng học tập tốt để sau này trở thành một công dân có ích cho đất nước và giữ gìn phát huy truyền thống, văn hóa của dân tộc mình.

Thuyết minh về hội Gióng lớp 6

Bài văn thuyết minh về hội Gióng lớp 6 - Mẫu số 2

      Bản sắc văn hóa Việt Nam ta luôn đa dạng và phong phú được đúc kết lại từ bao đời nay. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Điều đó được gửi gắm vào những lễ hội mang nét văn hóa đậm đà, thiêng liêng với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để tưởng nhớ các vị thần linh hay bậc anh hùng hào kiệt đã có công xây dựng đất nước. Lễ hội Gióng cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”

       Hội Gióng được biết đến là lễ hội tưởng nhớ công ơn của anh hùng Thánh Gióng như một bức tượng đài vĩnh hằng của nhân loại. Lễ hội miêu tả lại khung cảnh chiến đấu của nhân dân ta và Thành Gióng trong cuộc chiến đấu chống giặc Ân xâm lược một cách sinh động. Từ đó, ngợi ca tinh thần chiến đấu anh dũng, quật cường của dân tộc, nâng cao tầm hiểu biết của mọi người về hình thức chiến tranh thời xa xưa. Song song với nó là khẳng định truyền thống yêu nước, ý chí mạnh mẽ và khát khao độc lập tự do của dân tộc Việt Nam ta.
Hội Gióng được tổ chức tiêu biểu tại Hà Nội với đền Phù Đổng và đền Sóc. Lễ hội bắt đầu ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng Tư âm lịch với quy mô lớn. Thao tác chuẩn bị cho ngày hội cũng được dầu tư kĩ lưỡng. Vào đêm mùng 5 trước khi diễn ra hội, nghi thức Mộc Dục hay còn gọi là tắm tượng nhằm mời Đức Thành ngự về dự hội. Sáng mùng 6 bắt đầu khai hội với đông đảo nhân dân 8 Làng và các du khách tham dự. Lần lượt các xã trong làng dân lễ vật được bày biện chỉnh chu lên Đức Thánh, cầu nguyện ngài phù hộ cho muôn làng có một cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc, may mắn.

      Đến sáng ngày mùng 7 là ngày hồi tưởng lại lúc Thánh Gióng một mình chém 3 tướng giặc nhà Ân tại chân núi Vệ Linh rồi bay về trời. Bên cạnh đó, hoạt động rước cỗ chay từ đến Mẫu về đền Thượng cũng diễn ra. Đến chiều còn có lễ rước Khám đường mang nghĩa thăm dò đường đi trên trận địa của địch. Sáng mùng 8 là lễ duyệt 28 nữ tướng rồi đến lễ hóa voi và ngữa giấy để tưởng nhớ hai linh vật gắn liền với trận chiến của Thánh Gióng với quân giặc. 

      Đến ngày mùng 9 là ngày chính hội với cuộc rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng với pháo hoa rộn ràng, nhịp trống rộn vang. Theo truyền thuyết thì ngày Gióng diệt được giặc Ân rồi về ngôi nhà cũ hái cà, hôm đó thời tiết sáng mưa, trưa nắng. Tiếp theo là lễ hội múa Ai Lao vừa rước vừa múa vơi thứ tự gồm: hai tướng đi đầu mặc áo đỏ, quần vàng; 12 em nhỏ cầm doi song; ông hổ; phường Ái Lao; các tướng của Gióng và cuối cùng là đoàn quân đi theo hai hàng dài.

      Đến ngày mùng 10 là hội rước văn và lễ tạ ơn Đức Thánh. Ngày 11 là lễ rửa hội với những điệu múa uyển chuyển, bắt mắt. Ngày cuối cùng của hội, ngày 12 là lễ cắm cờ biểu thị ám chỉ mặt trận được cắm cờ an toàn, tiêu diệt sạch quân dịch. Đến chiều diễn ra lễ báo tiệp và lễ ha hồi để ngợi ca công lao của hào kiệt thời Hùng Vương.

      Hội Gióng là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ, linh thiêng của dân tộc cần được bảo tồn. Lễ hội thể hiện niềm tự hào về lịch sử chiến đấu hào hùng của dân tộc và khát vọng độc lập ,tự do của hàng triệu trái tim người con của Âu Cơ - Lạc Long Quân.

>>> Tham khảo: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Thánh Gióng

---------------------------------

Trên đây là những mẫu Thuyết minh về hội Gióng lớp 6Toploigiai gửi tới cho các bạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 11/02/2023 - Cập nhật : 15/08/2023