logo

Thuyết minh về Địa đạo Củ Chi (3 mẫu)

Ai yêu lịch sử chắc chắn không thể không biết đến Địa đạo Củ Chi. Cùng Toploigiai Thuyết minh về Địa đạo Củ Chi để hiểu rõ hơn về địa điểm này nhé! 


Thuyết minh về Địa đạo Củ Chi - Mẫu số 1

      Địa đạo Củ Chi là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Được xây dựng khoảng năm 1948 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Địa đạo có tên gọi như vậy là do nó được xây dựng ở huyện Củ Chi. Lúc đầu địa đạo được xây dựng với mục đích giấu tài liệu và cán bộ nhưng đến khi chống thực dân Mỹ, nơi đây đã được tu sửa và mở rộng hơn. 

Thuyết minh về Địa đạo Củ Chi (ảnh 1)

      Từ năm 1966, khi Mỹ có hành động vào miền Nam tham chiến, có những hành động gây bất mãn nhân dân, quân và dân Củ Chi đã cùng kết hợp đào một hệ thống đường hầm ngang dọc, có nhiều tầng dài hơn 200km. Sự xuất hiện của Địa đạo Củ Chi đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

      Địch đã liên tục dùng mọi thủ đoạn để tấn công vùng địa đạo như: bơm nước vào lòng địa đạo, dùng chó becgie săn lùng phát hiện địa đạo để phá,… Từ 1954 - 1975, Mỹ đã trút xuống Củ Chi khoảng 500.000 tấn bom đạn. Dù thực hiện cách nào thì cũng không thể phá hủy được địa đạo này. Lí do là vì đường hầm này có khả năng chống mọi bom đạn và sức nặng. Cấu trúc của Địa đạo Củ Chi gồm từ 2 đến ba tầng. Chỗ lên xuống qua lại giữa các tầng có nắp bí mật. Dù địch có dùng chất độc hay khí độc cũng thể lan vào địa đạo là do có những nút chặn ở những điểm quan trọng ngăn chúng. Ở đây có nhiều cửa được cấu trúc thành ổ để tỉa bắn, xung quanh được bày trí nhiều hố đinh, bẫy,…Ở các hầm rộng còn có võng để nghỉ ngơi, có nơi dữ trữ lương thực và vũ khí. Hầm không chỉ phục vụ mục đích chiến tranh mà đây còn là nơi giải phẫu, nuôi dưỡng những thương binh, nơi nhân dân trú ẩn, ngoài ra còn để họp, biểu diễn văn nghệ.

      Địa đạo Củ Chi không chỉ thể hiện sự độc đáo và sáng tạo mà nó còn đại diễn cho ý chí chiến đầu mãnh liệt của nhân dân Việt Nam. Thời kì hòa bình đang diễn ra nhưng không có nghĩa là chúng ta quên những chiến tích hùng dũng trong quá khứ. Giờ đây, Địa đạo Củ Chi là nơi chúng ta nên đến tham quan để có những hiểu biết về quá khứ dân tộc.


Thuyết minh về Địa đạo Củ Chi - Mẫu số 2

      Địa đạo Củ Chi là một địa danh lịch sử hào hùng của nhân dân ta, một cửa ải khó khăn khiến tất cả quân địch đều khiếp sợ. Địa đạo Củ Chi là hệ thống đường hầm dưới đất được nhân dân và bộ đội ta đào ở phía sâu trong lòng đất. Có cái tên như vậy là do địa đạo được hình thành tại huyện Củ Chi. 

       Địa đạo Củ Chi có chiều dài khoảng 250km. Lúc đầu, vì chỉ có nhu cầu di chuyển và hỗ trợ chiến tranh nên đường hầm còn nhỏ và đơn lẻ. Sau xây dựng và cải tạo, thông các đường hầm nhỏ và mở rộng hơn, địa đạo đã trở nên đồ sộ hơn rất nhiều. Các đường hầm được cố định và vững chãi đến giờ này là do tính chất đất nơi đây khác chỗ khác. Khu vực địa đạo là nơi có đất sét pha đá ong nên bền và ít sụt lở hơn. Nhiều lần địch đã thử mọi cách để phá hủy như dùng bom, đạn pháo hay khí độc nhưng cũng không thể phá được nơi đây nhờ đường hầm có độ sâu rất lớn. Vì vậy mới thấy được sự khôn ngoan và sáng tạo của quân dân Củ Chi. 

      Địa đạo dưới lòng đất nhưng vững chắc như một ngôi nhà trên cao, có ba tầng được nối thông với nhau. Nơi đây không chỉ là nơi di chuyển, chiến đấu, dự trữ lương thực, vũ khí mà còn là nơi nuôi dưỡng, chữa bệnh cho quân và dân ta. Không những vậy, đây còn là nơi quân và dân ta hội họp, giao lưu văn nghệ, là nơi trú ẩn của người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong địa đạo luôn tối vì thiếu ánh sáng mặt trời và không có điện, lại còn nhỏ hẹp nên việc di chuyển là rất khó khăn, phải bò hoặc khom người mới di chuyển được. Cộng thêm việc thiếu khí và ẩm ướt làm cho mọi việc rất khó khăn, tuy nhiên, quân và dân ta vẫn luôn nỗ lực và kiên trì vượt qua.

      Ngày xưa, nơi đây là nơi chứng kiến mọi sự kiện lịch sử và chứng kiến sự kiên trì, vất vả cùng những hy sinh anh dũng của quân dân ta còn ngày nay, nơi đây là nơi mà con cháu ta đến thăm, học hỏi và tham quan, để hiểu rõ hơn về những khổ cực, những huy hoàng thời xưa.


Thuyết minh về Địa đạo Củ Chi - Mẫu số 3

       Địa đạo Củ Chi là một đường hầm kháng chiến của dân tộc ta, nơi chứng kiến cho thời kì kháng chiến và sự kiên cường của quân dân ta. Có rất nhiều bạn bè trên thế giới đều ngưỡng mộ trước địa đạo Củ Chi. Được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vào khoảng thời gian 1946-1948, đến giờ địa đạo vẫn tồn tại và không khác xưa mấy.

Thuyết minh về Địa đạo Củ Chi (ảnh 2)

      Lúc đầu với chủ đích là nơi di chuyển và hỗ trợ kháng chiến nên nơi đây chỉ là những đường hầm nhỏ nhưng sau kháng chiến thắng lợi nơi đây đã được tu sửa lại, đào sâu hơn và nối thông với nhau. Địa đạo bao gồm ba tầng với chiều dài khoảng 200 km gồm bệnh xá phục vụ những người bị thương trong thời kì kháng chiến, nhiều phòng ở để cho quân dân ta nghỉ ngơi và trú ẩn, nới nấu ăn, kho chứa vũ khí và lương thực. Không những thế, nơi đây còn là nơi quân dân ta bàn bạc, hội họp và giao lưu văn nghệ. Dù là nơi rất tiện ích trong kháng chiến với nhiều ưu điểm nhưng vì được xây dựng dưới lòng đất nên nơi đây không có ánh sáng mặt trời và không có điện nên rất khó khăn trong quá trình sinh hoạt, cộng thêm các đường hầm còn nhiều chỗ nhỏ, không khí ẩm ướt, ngột ngạt nên rất khó khăn cho việc di chuyển và sinh hoạt.

      Hệ thống đường hầm do được xây dựng trên nền đất sét pha đá ong nên rất bền và ít bị sụt lở hơn. Dù cho quân địch có tìm cách chống phá nhiều lần nhưng đều không thể phá hủy được. Từ những vũ khí hạng nặng đến đạn pháo, bom mìn, thậm chí còn thổi những khí độc xuống lòng đất nhưng đều không được vì quân và dân ta đã tính toán và xây dựng hoàn hảo nhất.

      Hiện nay, dù đã được tu sửa nhưng địa đảo Củ Chi vẫn giữ được dáng vẻ hồi xưa, là nơi tham quan du lịch, học hỏi của những thế hệ con cháu sau này, để chúng biết được sự sáng tạo, thông minh cùng ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc.

------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn Phân tích Người mẹ vườn cau (ngắn gọn). Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có được thêm nhiều kiến thức cho mình và học tập tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 17/02/2023 - Cập nhật : 29/06/2023