logo

Thuyết minh Lăng Ông bà Chiểu

Lăng Ông bà Chiểu là một trong những di tích lịch sử quan trọng được đặt ở một con chợ nổi tiếng Sài Gòn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn dàn ý thuyết minh và một bài văn mẫu chi tiết nhất cho đề bài “Thuyết minh lăng Ông bà Chiểu”


Dàn ý Thuyết minh Lăng Ông bà Chiểu


1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh là lăng ông Bà Chiểu

- Khẳng định đây là một di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Sài Gòn nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung


2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về lăng ông Bà Chiểu

- Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.

- Lăng nằm cạnh chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ là người ta nghĩ ngay đến lăng này. Tuy có tên gọi là lăng Bà Chiểu nhưng vị thần mà lăng này thờ lại là ông bà Lê Văn Duyệt. Tên Bà Chiểu chỉ là tên vùng đất, Chiểu tức là ao nước thiên nhiên.

b. Nguồn gốc hình thành

Là một quần thể ngôi đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là Đỗ Thị Phận. Đây là một trong những vị tướng quân tài ba nổi tiếng trong triều đình nhà Nguyễn- có nhiều công lao to lớn đối với nhà Nguyễn trong hai triều đại vua Gia Long và Minh Mạng.

Biến cố xảy ra Lê Văn Duyệt bị vu oan và phải chịu hàm oan trong nhiều năm. Mãi nhiều năm sau khi ông mất vua  Thiệu Trị mới giải oan cho ông và quyết định xây lăng thờ để tưởng nhớ công lao của ông.

Lịch sử của lăng ông Bà Chiểu được tính từ năm 1848 khi khu lăng mộ được xây dựng xong xuôi. Việc cúng tế lăng miếu của ông Bà Chiểu được tổ chức hàng năm và khu vực này cũng được trùng tu nhiều lần.Đến năm 1989 Bộ văn hoá công nhận đây là khu di tích lịch sử Văn hoá cấp quốc gia.

c. Kiến trúc của lăng ông Bà Chiểu

Toàn bộ lăng là một khu đất rất rộng với tổng diện tích gần 19.000m2, tường vây bao quanh dài hơn 500m với 4 cổng hướng ra 4 con đường. Với lối kiến trúc cổ xưa ấn tượng khiến du khách vô cùng thích thú khi tham quan và chụp ảnh ở nơi này.

Cổng ra vào của lăng được đặt ba chữ”  “Thượng Công miếu” bằng chữ Hán, Thượng Công tức là một chức quan lớn từ thời xa xưa. Từ cổng Tam quan đi vào phải qua một khu vườn rộng rãi rồi đến khu lăng chính với ba phần là miếu thờ, nhà bia và mộ tả quân.

d. Giá trị lịch sử và văn hoá của lăng ông Bà Chiểu

Lăng ông Bà Chiểu không chỉ là chốn tâm linh mà còn là địa chỉ cầu bình an, sức khoẻ cho người dân Sài Gòn nói riêng và dân cư khu vực lân cận nói chung. Khu lăng cũng là nơi lưu giữ những nét đẹp cổ xưa của Sài Gòn với lối kiến trúc độc đáo, thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật xây dựng và điêu khắc thời xưa.


3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của lăng ông Bà Chiểu.

- Cảm nghĩ của bản thân về khu danh lam thắng cảnh này.

Dàn ý Thuyết minh Lăng Ông bà Chiểu

Thuyết minh Lăng Ông bà Chiểu

      Lăng ông Bà Chiểu là một di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Sài Gòn nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung. Với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng, làm say lòng du khách ngay từ những bước chân đầu tiên đặt chân đến.

      Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Lăng nằm cạnh chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ là người ta nghĩ ngay đến lăng này. Tuy có tên gọi là lăng Bà Chiểu nhưng vị thần mà lăng này thờ lại là ông bà Lê Văn Duyệt. Tên Bà Chiểu chỉ là tên vùng đất.

      Là một quần thể ngôi đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là Đỗ Thị Phận. Đây là một trong những vị tướng quân tài ba nổi tiếng trong triều đình nhà Nguyễn- có nhiều công lao to lớn đối với nhà Nguyễn trong hai triều đại vua Gia Long và Minh Mạng. Biến cố xảy ra Lê Văn Duyệt bị vu oan và phải chịu hàm oan trong nhiều năm. Mãi nhiều năm sau khi ông mất vua  Thiệu Trị mới giải oan cho ông và quyết định xây lăng thờ để tưởng nhớ công lao của ông.

Thuyết minh Lăng Ông bà Chiểu

      Lịch sử của lăng ông Bà Chiểu được tính từ năm 1848 khi khu lăng mộ được xây dựng xong xuôi. Việc cúng tế lăng miếu của ông Bà Chiểu được tổ chức hàng năm và khu vực này cũng được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1989 Bộ văn hoá công nhận đây là khu di tích lịch sử Văn hoá cấp quốc gia. Trải qua nhiều lần trùng tu, sơn sửa lăng ngày càng hoàn thiện với nét đẹp cổ kính, trầm mặc, khuôn viên rộng rãi, gây ấn tượng cho những du khách thập phương.

      Toàn bộ lăng là một khu đất rất rộng với tổng diện tích gần 19.000m2, tường vây bao quanh dài hơn 500m với 4 cổng hướng ra 4 con đường. Với lối kiến trúc cổ xưa ấn tượng khiến du khách vô cùng thích thú khi tham quan và chụp ảnh ở nơi này.Cổng ra vào của lăng được đặt ba chữ”  “Thượng Công  miếu” bằng chữ Hán, Thượng Công tức là một chức quan lớn từ thời xa xưa. Từ cổng Tam quan đi vào phải qua một khu vườn rộng rãi rồi đến khu lăng chính với ba phần là miếu thờ, nhà bia và mộ tả quân.

      Lăng ông Bà Chiểu không chỉ là chốn tâm linh mà còn là địa chỉ cầu bình an, sức khoẻ cho người dân Sài Gòn nói riêng và dân cư khu vực lân cận nói chung. Khu lăng cũng là nơi lưu giữ những nét đẹp cổ xưa của Sài Gòn với lối kiến trúc độc đáo, thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật xây dựng và điêu khắc thời xưa. Hàng năm nhất là vào dịp lễ tết lăng đón lượt thăm quan của hàng nghìn du khách quanh và ngoài thành phố Sài Gòn. Vào ngày 30/7 tại nơi đây sẽ tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt rất long trọng. Đây sẽ là dịp để du khách được tham quan, trải nghiệm không khí lễ hội đặc biệt của khu lăng này.

      Nằm nép mình bên chợ Bà Chiểu khu lăng là chốn tĩnh tâm thanh tịnh, hấp dẫn du khách xa gần tìm hiểu, khám phá. Khu danh lam thắng cảnh này chắc chắn sẽ làm du khách hài lòng khi đặt chân đến.

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã hướng dẫn bạn Thuyết minh Lăng Ông bà Chiểu. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 14/07/2023
/*
*/