logo

Thương còn không hết ghét nhau chi lê đỗ quỳnh hương đọc hiểu

Vô tình thấy quyển này nên mua do đã từng biết tác giả thông qua những cánh thư cảm động của Thay lời muốn nói. Sách sử dụng giấy nhẹ, xốp nhưng loại giấy này rất mau ngả ố vàng do không phù hợp khí hậu. Sách được tác giả chia thành nhiều phần, mỗi phần là những mẩu chuyện nhỏ với chủ đề khác nhau, một số đi kèm với quá trình thực hiện thay lời muốn nói, một số khác là những chiêm nghiệm trong cuộc sống của tác giả. Cùng Top lời giải đọc hiểu thương còn không hết ghét nhau chi để hiểu sâu sắc hơn về bài văn:


Thương còn không hết ghét nhau chi lê đỗ quỳnh hương đọc hiểu - Đề số 1

Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

[...] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.

(Trích: “Thương còn không hết..., ghét nhau chi” - Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ 2017, tr.31-32)

Bộ đề Thương còn không hết ghét nhau chi lê đỗ quỳnh hương đọc hiểu

Câu 1. Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề ơn nghĩa sinh thành?

Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay?

Câu 4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao?

Câu 5: Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.


Đáp án thương còn không hết ghét nhau chi lê đỗ quỳnh hương đọc hiểu - Đề số 1

Câu 1:

Những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích:

- Nội dung lời xin lỗi na ná nhau, không xuất phát từ tình cảm chân thành của con cái với đấng sinh thành;

- Tâm trạng của người xin lỗi: áy náy ray rứt theo làn sóng, xuất hiện rồi tan biến ngay sau đó.

- Người được nhận lời xin lỗi: khó có thể vui hơn

Câu 2:

Trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành, tác giả thể hiện tâm trạng băn khoăn, lòng ngậm ngùi buồn

Câu 3:

Học sinh có thể để xuất những nguyên nhân khác nhau. Yêu cầu hợp lí và thuyết phục

Gợi ý:

- Tâm lí e ngại thể hiện tình cảm của người Á Đông.

- Lối sống hời hợt, thiếu sâu sắc.

- Bị cuốn theo nhịp sống vội vã khiến con người dễ quên đi những việc ân nghĩa. (Học sinh có thể có nhiều lựa chọn trả lời.)

Câu 4:

Gợi ý: Sự chân thành; Thái độ hối lỗi...

Ví dụ: Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành. Vì một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi muốn được cảm thông, tha thứ và muốn khắc phục, sửa chữa lỗi lầm mình mắc phải.

Câu 5:

Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách. 2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

 ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.

0.25

 

 

0.25

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

 - Giải thích: Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối lỗi của mình khi có những suy nghĩ, hành động sai trái.

- Bàn luận:

+ Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy nhiên để lời xin lỗi có giá trị cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách.

+ Xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm tha thứ hơn.

+ Xin lỗi đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái hơn vì được giải tỏa mặc cảm tội lỗi.

+ Xin lỗi đúng cách cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của bạn.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Cần rèn luyện cho mình một cái tâm chân thành để khi sai lỗi, biết nhận lỗi và thực hiện việc hối lỗi đúng đắn.

1.00

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.  

 


Thương còn không hết ghét nhau chi lê đỗ quỳnh hương đọc hiểu - Đề số 2

[...] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.

(Trích: “Thương còn không hết..., ghét nhau chi” - Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ 2017, tr.31-32)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản

Câu 2. Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề ơn nghĩa sinh thành?

Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay?

Câu 4. Qua văn bản anh/ chị hãy rút ra một thông điệp mà mình tâm đắc nhất và nêu ý nghĩa của thông điệp


Đáp án thương còn không hết ghét nhau chi lê đỗ quỳnh hương đọc hiểu - Đề số 2

Câu 1:

Thao tác lập luận chính là bình luận

Câu 2:

Tác giả thể hiện thái độ buồn phiền và có đôi chút bất lực của mình khi những lời xin lỗi đối với ba mẹ của các bạn trẻ dường như là một phong trào, làn sóng khi các bạn trẻ được gợi nhắc về chủ đề ơn nghĩa sinh thành

Câu 3:

Theo em, nguyên nhân của việc những lời xin lỗi hóa thành phong trào và làn sóng như ngày nay đến từ việc mỗi người chưa thực sự ý thức được 100% ơn nghĩa sinh thái của cha mẹ của mình đối với mình. Vì cuộc sống của mỗi người là khác nhau, công ơn của cha mẹ đối với mỗi người cũng là khác nhau, chỉ khi ta cảm nhận được tình cảm của cha mẹ ta đối với ta khác biệt như thế nào thì ta sẽ luôn có được cảm xúc yêu thương bố mẹ theo cách của riêng mình thường trực. Còn khi mà ta luôn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố từ bên ngoài của gia đình khác thì dễ bị cuốn theo phong trào xin lỗi như vậy

Câu 4:

Từ câu chuyện, bài học mà em tâm đắc nhất là sự chân thành khi nói xin lỗi. Theo em, điều quan trọng nhất của một lời xin lỗi đó chính là thời điểm, hoàn cảnh nói lời xin lỗi đó và sự chân thành của người nói. Khi thời gian và địa điểm nói lời xin lỗi phù hợp thì người được xin lỗi sẽ cảm nhận được sự chân thành đến từ sự ăn năn thật sự của những lời xin lỗi đó. 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 17/12/2021