logo

Đọc hiểu Điều gì là quan trọng

Trên đường đời tấp nập, bạn bon chen kiếm tiền mưu sinh, chạy đôn chạy đáo một đời đề làm gì và vì cái gì. Đời người tưởng dài, nhưng khi quay đầu lại mới thấy thật ngắn ngủi. Trong cuộc sống xô bồ ấy, đã bao giờ bạn nghiêm túc tự hỏi: Điều gì là quan trọng nhất với bạn trong cuộc sống? Cùng tham khảo đề đọc hiểu Điều gì là quan trọng để hiểu hơn về cuộc sống nhé!


Đọc hiểu Điều gì là quan trọng

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gacsach.com)

Bộ đề đọc hiểu Điều gì là quan trọng

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.

Câu 2: Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3: Trong lời khuyên của thầy giáo hình ảnh "vết đen" tượng trưng cho điều gì?

Câu 4: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức ở phần in đậm.

Câu 5: Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

Câu 6: Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì?

Câu 7: Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 6 dòng) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo " Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời"


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên là: Tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Câu 2:

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản là: Cách con người nhìn nhận, đánh giá một vấn đề.

- Nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Vệt đen và tờ giấy trắng/ Cách nhìn nhận vấn đề.

Câu 3:

- Trong lời khuyên của thầy giáo hình ảnh "vết đen" tượng trưng cho nhưng sai lầm, thiếu xót trong cuộc sống mà ai cũng có thể mắc phải.

Câu 4:

Phép liên kết hình thức ở phần in đậm là: 

+ Phép nối: Nhưng.

Câu 5: Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

Theo em, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người phiếm diện, chỉ nhìn nhận về 1 vấn đề mà không nhìn cái tổng thể bao quát.

Câu 6: Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học:

- Con người không ai là hoàn hảo, ai trong đời cũng từng mắc lỗi nên không nên chỉ nhìn vào lỗi lầm mà phán xét họ mà hãy nhìn bao quát, nhìn tổng thể để đánh giá.

→ Câu chuyện dạy cho ta bài học về cách ứng xử, cách nhìn nhận và đánh giá con người.

Câu 7: 

Cuộc đời ai mà chẳng từng mắc sai lầm, ai mà chẳng từng có những “vết đen” trên cuộc đời trong trắng của mình. Khi nhìn nhận về một vấn đề, chúng ta nên có cái nhìn mọt cách tổng thể bao quát chứ không nên nhìn nhận một cách phiếm diện, luôn chỉ nhìn vào một lỗi sai mà chỉ trích họ. Trong cuộc đời có thể có rất nhiều màu sắc, cũng có thể có rất nhiều “vết đen” và cũng có rất nhiều “vết đỏ”. Vì thế khi ta nhận xét, đánh giá một sự vật, sự việc nên nhìn vào cả những “vết đỏ” chứ không nên mãi chỉ nhìn vào “vết đen”.

------------------------------

Trên đây là một số đề đọc hiểu Điều gì là quan trọng mà Toploigiai đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên truy cập vào trang để cập nhật các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất nhé!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/11/2022