logo

Thức ăn của loài ve bò là gì?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Thức ăn của loài ve bò là gì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Sinh học 7 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Thức ăn của loài ve bò 

A. Cỏ

B. Động vật nhỏ hơn

C. Máu động vật 

D. Hút nhựa cây

Trả lời:

Đáp án C. Máu động vật

Thức ăn của loài ve bò là Máu động vật 

Giải thích: Ve bò bám trên ngọn cỏ, khi có gia súc đi qua nó chuyển sang bám vào lông rồi chui vào da hút máu.


Kiến thức tham khảo về Ve bò


1. Khái niệm Bọ ve

- Bọ ve là loài côn trùng hút máu thuộc lớp hình nhện, phân bộ Ixodida. Tên “Ixodida” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ixōdēs, có nghĩa là dính (bám chặt). Thức ăn của ve là máu, nhiều loài truyền virus dịch bệnh.


2. Đặc điểm

- Ve có kích thước khá nhỏ, chúng đạt chiều dài chỉ khoảng 3 mm khi trưởng thành. Nhưng khi hút đầy máu, con trưởng thành có thể phồng lên gấp 10 lần kích thước bình thường. Giống như các loài khác thuộc lớp hình nhện, ve trưởng thành có 4 cặp chân. Ấu trùng ve chỉ có 3 cặp chân.

[ĐÚNG NHẤT] Thức ăn của loài ve bò là gì?

- Vòng đời của ve gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thành trùng và trưởng thành. Con cái thường đẻ trứng nơi ấu trùng mới nở có nhiều khả năng gặp vật chủ để có được bữa ăn máu đầu tiên. Sau khi hút máu vật chủ, nó lột xác nhiều lần để bắt đầu trưởng thành. Ở giai đoạn thành trùng, chúng cũng cần một bữa ăn máu, và có thể lột xác vài lần trước khi trưởng thành. Cá thể trưởng thành phải hút máu mới có thể sản xuất trứng.

- Hầu hết các loài bọ ve sống trên động vật chủ ở 3 giai đoạn: ấu trùng, thành trùng và trưởng thành. Tuy nhiên, một số loài bọ ve vẫn ở trên một con vật chủ trong toàn bộ vòng đời của chúng.


3. Phân loại 

- Ve thuộc Lớp nhện (Arachnida)

- Ngành – Chân khớp (Arthropoda)

- Phân bộ – Ve ký sinh (Ixodida)

- Bộ Acarina (bộ ve). có đầu, ngực, bụng dính liền một khối, bộ phận miệng còn gọi là đầu giả (capitulum).

- Acarina trưởng thành có 8 chân, ấu trùng có 6 chân, không có râu, không có cánh.

- Lỗ thở ở giữa cơ thể: Ixodoidea

- Trên thế giới phát hiện được 750 loài ve cứng Ixodidae và trên 100 loài ve mềm Argasidae.

- Tại Việt Nam đã phát hiện được 82 loài và phân loài ve cứng, 2 loài ve mềm ký sinh trên các động vật máu nóng.


4. Môi trường sống & phân bố

- Có gần 900 loài bọ ve được biết đến trên toàn thế giới. Đại đa số (khoảng 700) trong số này là những con ve cứng thuộc họ Ixodidae. Khoảng 90 loài sống ở lục địa Hoa Kỳ và Canada.

- Các họ bọ ve chính

+ Ixodidae – ve cứng

+ Argasidae – ve mềm


5. Đặc điểm chung của ve

- Ve có kích thước nhỏ, với chu kỳ sống rất phức tạp. Bằng các mẫu hóa thạch, các nhà khoa học cho biết ve đã xuất hiện cách đây khoảng 90 triệu năm.

- Ve (Ixodoidea) là những loài chân đốt hút máu người và động vật có xương sống ở cạn, từ lưỡng thê đến các động vật có vú, trừ cá sống ở nước. Phát hiện về vài trò truyền bệnh của chúng từ 100 năm trước công nguyên. Những bệnh ở người do ve được biết rõ nhất là sốt hồi quy do ve, sốt đốm vùng núi đá, sốt Q và bệnh Lyme. Ve cũng là vật truyền nhiều bệnh cho động vật nuôi và có thể gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế.

[ĐÚNG NHẤT] Thức ăn của loài ve bò là gì? (ảnh 2)

- Ve có vòng đời gồm một giai đoạn ấu trùng 6 chân và một hoặc nhiều giai đoạn thiếu trùng 8 chân. Các giai đoạn thiếu trùng giống với trưởng thành và ở mỗi giai đoạn cần hút máu trước khi phát triển giai đoạn tiếp theo. Ve trưởng thành sống được vài năm và trong trường hợp không có thức ăn nó có thể nhịn đói, sống được vài năm. Cả ve được và ve cái đều hút máu, ve đực đốt máu không thường xuyên bằng ve cái, và cả ve đực và ve cái đều có thể là vật truyền bệnh. Vi khuẩn gây bệnh không chỉ truyền từ người này qua người khác qua máu khi bị đốt, mà ve cái cũng có thể truyền tác nhân gây bệnh cho thế hệ sau.


6. Thông tin một số loài đặc biệt

- Cả ve chân đen và ve hươu (Ixodes scapularis) và ve đen miền tây (Ixodes pacificus) đều có thể truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme.

- Protein trong nước bọt của ve gỗ sống trên núi Rocky (Hoa Kỳ), Dermómor andersoni, có thể gây tê liệt cho vật chủ của nó. Bao gồm gia súc, ngựa, chó, cừu và con người.

- Bọ ve Boophilus là ký sinh trùng của động vật có vú lớn và hoàn thành vòng đời của chúng trên một vật chủ.

- Amblyomma nuttali giữ kỷ lục về số lượng trứng lớn nhất được sản xuất trong một đợt – hơn 22.000 trứng!


7. Một số bệnh do ve truyền

- Sốt hồi quy: bệnh do vi khuẩn thuộc giống Borrelia gây ra. Nó được lây truyền bởi ve mềm hút máu thuộc giống Ornithodoros ở nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và cũng xảy ra ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ve thường đốt máu nhanh chóng vào ban đêm trong nhà hoặc gần nhà và sau đó rời khỏi vật chủ.

- Bệnh thể hiện qua các cơn sốt đan xen với không sốt. Tỷ lệ tử vong khoảng 2 đến 10% nếu không được điều trị.

- Hội chứng liệt do ve: bệnh này do ve cứng chích nước bọt có độc tố vào người. Một số độc tố có thể gây ra hội chứng ở người và động vật được gọi là hội chứng liệt. Nó xuất hiện sau 5 – 7 ngày khi ve đốt máu, gây tê liệt ở chân và ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt và thở. Bệnh xảy ra rộng rãi trên thế giới và phổ biến, nguy hiểm nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Điều trị bằng cách lấy ve ra khỏi cơ thể.

- Sốt Rickettsia do ve truyền: Nhóm bệnh này liên quan chặc chẽ đến vi khuẩn Rickettsia được lan truyền bởi ve đốt hoặc xác, phân ve.

+ Bệnh sốt phát ban do Rickettsia rickettsii xảy ra ở Brazil, Canada, Việt Nam,..

+ Bệnh Sốt phát ban Siberie: mầm bệnh là R. sibirica do ve Dermacentor, Haemaphysalis,Rhipicephalustruyền. Bệnh phân bố ở Nhật Bản, Liên Xô cũ và vùng Thái Bình Dương. Bệnh do loài ve rừng châu á  Dermacentor silvarum truyền.

+ Sốt Q: do mầm bệnh làR. burnetti (Coxiella burnetti). Bệnh phát hiện lần đầu tiên ở vùng Queensland. Hiện bệnh phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Bệnh do veRhipicephalus, Dermacentortruyền. Bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp và tiêu hóa. Với các triệu chứng đột nhiêt sốt kéo dài vài tuần lễ, cảm giác khó chịu, đau nhức cơ khớp, đau đầu dữ dội và ớn lạnh. Tỷ lệ tử vong khoảng 15 – 20% nếu bệnh không được chẩn đoán hoặc không được điều trị.

+ Bệnh sốt phát ban doR. australisxảy ra ở vùng Queensland, do loài ve yếmIxodes holocychistruyền. Điều trị: có thể dùng tetracyclin hoặc cloramphenicol.

- Bệnh Lyme: là một bệnh nặng và thường gây suy nhược cơ thể, do xoắn khuẩn Borrelia burgdorfrei gây ra. Ở nhiều quốc gia, bệnh Lyme đang gia tăng. Bệnh Lyme phát hiện rõ ràng nhất vào năm 1975, đây là bệnh cấp tính là một bệnh giống như cúm có đặc điểm là các nốt ban đỏ lan rộng ở 50% số bệnh nhân, kèm theo sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bị ve đốt, bệnh nhân có thể cảm thấy sưng và đau ở những khớp lớn, viêm não, liệt mặt, tổn thương mắt và viêm cơ tim. Sau đó, có thể là vài năm sau khi bị ve đốt, có thể bị mòn sụn (viêm khớp và rối loạn chức năng thần kinh cơ). Bệnh lưu hành chủ yếu ở các vùng ôn đới phía bắc ban cầu, gồm cả Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ, Liên Xô cũ và cũng đã xuất hiện ở Việt Nam.

- Bệnh chủ yếu do ve Ixodes truyền, phổ biến nhất là vào mùa hè, khi có nhiều thiếu trùng ve. Các loài thú gặm nhấm nhỏ đặc biệt là chuột đóng vai trò nguồn bệnh trong khi các thú lớn chủ yếu đóng vai trò vật chủ nuôi giữ các quần thể ve.

- Bệnh viêm não vi rút:là nhóm bệnh do virus gây nên viêm não cấp, viêm tủy sống và màng não. Các triệu chứng thay đổi tùy theo dạng nhiễm bệnh. Trường hợp nặng có thể gây đau đầu dữ dội, sốt cao, buồn nôn, hôn mê và tử vong. Bệnh được lan truyền do ve đốt hoặc sử dụng sữa của động vật nhiễm bệnh. Bệnh không có thiếu điều trị nhưng hiện nay đã có vaccine chống lại một số bệnh này. Dự phòng bằng cách tránh ve đốt và nhanh chóng gỡ ve ra khi bị đốt.

- Bệnh Tularaemia: còn được gọi là bệnh sốt thỏ, sốt ruồi hưu do Francisella tularensis gây ra. Bệnh được truyền do ve hoặc ruồi hươu (deerflies) đốt, hoặc do va chạm với những vật nhiễm bệnh như thỏ hoặc các động vật đã săn bắn được khác. Thợ săn và thợ rừng là những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Người mắc bệnh biểu hiện các triệu chứng như đau đầu, ớn lạnh, sốt và sưng hạch bạch huyết. Bệnh xảy ra ở Châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ,..


8. Phòng chống ve:

- Khi lao động hoặc đi qua nơi có ve hoạt động, định kỳ khoảng 50 phút 1 lần cần nghỉ để bắt ve trên thân thể, quần áo; tốt nhất là 2 người kiểm tra cho nhau. Khi đã bị ve đốt, nhẹ nhàng lấy lim châm hoặc đốt vào thân ve để ve tự nhả ra, tránh dứt mạnh làm đầu giả của ve bị đứt lại trong da gây viêm đau.

- Dùng hoá chất xua côn trùng bôi lên chỗ da hở; không ngồi trực tiếp xuống đất, cỏ...

- Phá nơi sinh sản và trú ẩn của ve: lấp khe kẽ trên nền nhà, chuồng chăn nuôi. Bộ đội trú quân ở rừng cần phát quang xung quanh lán trại, nhà và đốt sạch mùn rác.

- Diệt ve trên gia súc (trâu, bò, ngựa...), dùng hoá chất diệt côn trùng phun vào nơi có nhiều ve trú ẩn.

icon-date
Xuất bản : 14/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022