logo

Thuận lợi và khó khăn khi đánh giá trẻ mầm non

Trẻ mầm non là nhân tố quan trọng, việc đánh giá sự phát triển của trẻ là rất cần thiết trong quá trình hình thành nhận thức và nuôi dạy trẻ. Dưới đây là những chia sẻ về thuận lợi và khó khăn khi đánh giá trẻ mầm non do Toploigiai chia sẻ từ quá trình nghiên cứu và tổng hợp thông tin của mình, mời bạn tham khảo!


Thuận lợi khi đánh giá trẻ mầm non

Việc đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua các hoạt động sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Bên cạnh đó còn có thể đánh giá sự phát triển toàn diện theo từng giai đoạn. Từ đó đưa ra định hướng cho trẻ trong những giai đoạn tiếp theo. 

Thuận lợi khi đánh giá trẻ mầm non là:

- Tiến hành đánh giá thường xuyên giúp giáo viên có được những thông tin chi tiết về sự tiến bộ, phát triển của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định.

- Xác định được những khó khăn và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, từ đó giáo viên có thể quyết định được những hoạt động giáo dục phù hợp dành cho trẻ

- Đánh giá được hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện, làm sáng tỏ những vấn đề còn vướng mắc, đưa ra kế hoạch bổ sung.

- Tạo dựng cơ sở để xác định chính xác nhu cầu giáo dục cá nhân cho từng trẻ.

- Là cơ sở để đưa ra kế hoạch phối hợp cùng cha mẹ trẻ hoặc những giáo viên, cơ sở giáo dục sẽ tiếp nhận trẻ trong thời gian tiếp theo.

- Tạo lập cơ sở để đưa ra đề xuất với các cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Thuận lợi và khó khăn khi đánh giá trẻ mầm non

Khó khăn khi đánh giá trẻ mầm non

- Mầm non là một cấp học đóng vai trò quan trọng, là nơi đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong nhiều năm qua, cấp mầm non luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, của Đảng và nhà nước để nâng cao chất lượng giáo dục và tiến hành đổi mới. Tuy nhiên trong quá trình thực tế quá trình phát triển của trẻ mầm non vẫn còn nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho đến chương trình dạy.

- Nhiều trường còn thiếu giáo viên, thiếu biên chế giáo viên so với định mức đã được phân bổ. Không chỉ vậy nhiều giáo viên có thâm niên cao nhưng lại có sự hạn chế về sức phấn đấu dẫn tới không thể đạt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Còn sự hạn chế sự sáng tạo, trong quá trình đầu tư, tổ chức có hoạt động phong phú cho trẻ mang đến những trải nghiệm tốt, tích lũy vốn sống hoặc là phát huy tính tích cực của trẻ theo chương trình giáo dục mới

- Có nhiều địa phương còn khó khăn về vấn đề kinh tế, bố mẹ trẻ mầm non đa phần là công nhân, vì vậy sẽ không có thời gian để kết hợp thực hiện các biện pháp giáo dục trẻ. Bên cạnh đó trẻ sẽ không thể có cơ hội được tạo điều kiện, cùng cố kiến thức kỹ năng thường xuyên.

Những khó khăn này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và đánh giá trẻ mầm non.

Thuận lợi và khó khăn khi đánh giá trẻ mầm non

Thực tế những khó khăn trong đánh giá trẻ mầm non hiện nay

Hiện nay các chương trình giáo dục mầm non sẽ được xây dựng trên cơ sở giáo dục tích hợp lấy trẻ làm trung tâm, mọi hoạt động đều được dựa trên sự phát triển tích cực, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ đồng thời khơi gợi hứng thú để giúp trẻ có được nhận thức đúng đắn, yêu thích những gì được học. Chương trình này không quá nhấn mạnh vào việc cung cấp kiến thức kỹ năng mà là hướng tới sự đồng nhất giữa chăm sóc và giáo dục, đảm bảo tính phù hợp cho từng lứa tuổi.

Theo các nghiên cứu và số liệu thống kê, trường mầm non Trần Hưng Đạo ở thành phố Phủ Lý có số lượng học sinh trong một lớp khá đông, vượt quá tiêu chuẩn quy định. Đây là khó khăn trực tiếp trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục hoặc là phát triển vận động. 

Giai đoạn năm học 2019 - 2020 ở Hà Nam toàn bộ 100 % các trường mầm non đã triển khai chương trình đổi mới giáo dục, lấy trẻ làm trung tâm. Triển khai các chương trình này giáo viên là người trực tiếp tổ chức các trò chơi, các hoạt động giáo dục để khuyến khích trẻ. Các hoạt động này đều hướng tới sự sáng tạo, gợi sự hứng thú của trẻ, khắc phục tình trạng áp đặt trong giáo dục trẻ. Các giảng viên tại đây đã đánh giá đúng khả năng của trẻ, từ đó đưa đến những chương trình giáo dục bổ ích, tổ chức cũng trò chơi, không gian vui chơi cho trẻ cực kỳ phù hợp.

Thuận lợi và khó khăn khi đánh giá trẻ mầm non

Theo bà Lê Thị Minh Thư - phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo của huyện Lý Nhân việc lựa chọn những nội dung cũng như phương pháp đánh giá sự tiến bộ của trẻ đòi hỏi nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch mới cho từng năm học. Bên cạnh đó yêu cầu mỗi giáo viên cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp dạy, trong kế hoạch xây dựng nội dung. Mục đích là có thể tìm ra phương pháp riêng, phù hợp với từng lứa tuổi, từng nhóm lớp mình phụ trách. Sau đó có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch và phương pháp để giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện và tốt nhất.

Hiện nay tại các cơ sở giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm để xây dựng chương trình dạy học đạt được nhiều kết quả khả quan góp phần không nhỏ vào sự phát triển giáo dục cho trẻ. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều cán bộ quản lý giáo viên mầm non thì việc hạn chế về cơ sở vật chất, tỷ lệ trẻ quá đông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dạy và đào tạo. Nếu được hỗ trợ về cơ sở vật chất, tỷ lệ giáo viên trên một lớp đạt chuẩn sẽ giúp đạt được kết quả cao hơn trong quá trình dạy học.

Hiện nay theo quy định sĩ số của trẻ từ 3-4 tuổi là 25 trẻ/lớp, nhóm trẻ 4-5 tuổi là 30 trẻ, trẻ dưới 36 tháng tuổi là 15-25 trẻ. Nhưng hiện nay hầu hết tại các nhóm lớp tại các cơ sở trên địa bàn đều vượt quy định về số lượng trẻ trong một lớp. Đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư, khu công nghiệp. Số lượng trẻ trên một lớp quá đông khiến các giáo viên gặp khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động, giáo dục, khó khăn trong việc quan sát, nắm bắt quá trình thay đổi tâm lý của trẻ. 

Đối với những trường chưa đạt chuẩn khó khăn này càng lớn hơn. Cũng theo quy định đối với những cơ sở giáo dục mầm non số trẻ được bố trí tối đa theo nhóm lớp thì sẽ có 2,5 giáo viên trên một nhóm trẻ,  2,2 giáo viên trên một lớp với lớp mẫu giáo học hai buổi trên ngày và đối với lớp mẫu giáo học một buổi trên ngày thì số lượng giáo viên tối đa là 1,2 giáo viên trên một lớp. 

Thuận lợi và khó khăn khi đánh giá trẻ mầm non

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong các năm qua các trường mầm non đa phần đều tổ chức cho trẻ học hai buổi trên một ngày. Tuy rằng đã có sự quan tâm tới việc tuyển dụng viên chức nhưng tình trạng giáo viên mầm non thiếu so với định mức vẫn chưa được xử lý. Hiện nay chưa có trường mầm non đạt được tỉ lệ giáo viên trên một lớp ngay cả ở những trường mầm non đạt chuẩn.

Giáo viên cùng lúc phải thực hiện các công việc như soạn giáo án, làm đồ dùng, làm chương trình học tập, làm đồ chơi khiến chất lượng chưa thực sự đảm bảo. Giáo viên quá áp lực về thời gian làm việc, khối lượng công việc từ đó khiến các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng giáo viên hợp đồng.

Không chỉ vậy theo thống kê toàn tỉnh có 108/116 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhưng ngay cả những trường đạt chuẩn vẫn có tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị phục vụ quá trình dạy và học của trẻ, thiếu không gian vui chơi.

Những khó khăn trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đánh giá sự phát triển, đưa ra định hướng cho quá trình giáo dục mầm non. Việc tháo gỡ những khó khăn này là trách nhiệm không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn của các ban ngành, cần sự quan tâm của nhiều phía.

----------------------

Thông qua những thông tin đã chia sẻ Toploigiai đã giúp bạn thấy được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình đánh giá trẻ mầm non. Những thuận lợi thì cần được phát huy và những khó khăn thì cần nhanh chóng có hướng giải quyết, chỉ có như vậy mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo quá trình phát triển của trẻ mầm non.

icon-date
Xuất bản : 14/01/2022 - Cập nhật : 17/12/2022