logo

Thống kê tác phẩm văn học trung đại Việt Nam?

Câu hỏi: Thống kê tác phẩm văn học trung đại Việt Nam?

Trả lời: 

Tác giả

Tác phẩm

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Nguyễn Trãi Đại cáo bình Ngô Cáo Tổng kết 10 năm chống quân Minh Áng thiên cổ hùng văn
Nguyễn Trãi Bảo kính cảnh giới Thơ Đường luật Bài ca cảnh đẹp thiên nhiên và cuộc sống Việt hóa thơ Đường luật
Ngô Sĩ Liên Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Sử biên niên Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Trần Quốc Tuấn Kể chuyện lịch sử, chân thật, giản dị
Nguyễn Dữ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Truyền kì Ca ngợi tính cách con người Ngô Tử Văn

Kể chuyện có yếu tố hoang đường kì ảo

           

Nguyễn Du Truyện Kiều Truyện thơ Tố cáo XHPK, xã hội đồng tiền chà đạp số phận người phụ nữ Đỉnh cao của thơ Nôm
Nguyễn Du Độc tiểu thanh kí Thất ngôn bát cú Đường luật Nỗi đau trước số phận kẻ tài hoa bị vùi dập

Ngôn ngữ: hàm súc, tinh

tế. Sự phá cách khuôn

mẫu của thơ Đường luật.

Đặng Trần Côn Chinh phụ ngâm Ngâm khúc Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, cảm thông cho người phụ nữ Song thất lục bát
Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhàn Thất ngôn bát cú Đường luật Thể hiện thú nhàn, quan niệm sống của người ẩn sĩ

Ngôn ngữ: giản dị, hàm

súc, giàu chất triết lí. Cách nói đối lập,

ngược nghĩa thâm trầm,

giàu chất triết lí.

Hoàng Đức Lương Tựa trích diễm thi tập Tựa Nêu cao tư tưởng độc lập dân tộc về văn hóa, văn học Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha.
Phạm Ngũ Lão Thuật hoài Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Thể hiện khát vọng lập công với nước trả nợ nam nhi Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc. Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.
Trương Hán Siêu Bạch Đằng giang Phú Phú Hoài niệm vè lịch sử oanh liệt, qua đó thể hiện tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc,… Đỉnh cao nghệ thuật thể phú

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về văn học trung đại Việt Nam (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) nhé!


1. Các thành phần chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam

a. Văn học chữ Hán

- Nền văn học viết bằng chữ Hán , xuất hiện sớm , tồn taị trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại.

- Thể loại : Tiếp thu thể loại của văn học Trung Quốc: Chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi …

[CHUẨN NHẤT] Thống kê tác phẩm văn học trung đại Việt Nam?

b . Văn học chữ Nôm

- Sáng tác bằng chữ Nôm – ra đời muộn hơn văn học chữ Hán

- Thể loại : Chủ yếu là thơ,  ít có tác phẩm văn xuôi , phú , văn tế …

[CHUẨN NHẤT] Thống kê tác phẩm văn học trung đại Việt Nam? (ảnh 2)

2. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam

* Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:

a. Hoàn cảnh lịch sử: Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đi lên.

b. Nội dung: Yêu nước với âm hưởng hào hùng ( hàokhí Đông A ).

c. Nghệ thuật:

- Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xuôi về lịch sử, thơ phú.

– Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm.

* Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết XVII:

a. Hoàn cảnh lịch sử:

– Kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. 

– Chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao cực thịnh, sau đó có những biểu hiện khủng hoảng.

b. Nội dung: Từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca chuyển sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến trên lập trường đạo đức với cảm hứng củng cố, phục hồi xã hội thái bình thịnh trị.

c. Nghệ thuật:

- Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xôi tự sự.

- Văn học chữ Nôm: có sự Việt hoá, sáng tạo những thể loại văn học dân tộc (thơ Nôm, khúc ngâm, diễn ca lịch sử).

* Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế XIX:

a. Hoàn cảnh lịch sử:

– Chế độ phong kiến suy thoái.- Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ( Nguyễn Huệ) lật đổ tập đoàn PK Đàng trong ( chúa Nguyễn) và Đàng ngoài( vua Lê chúa Trịnh), đánh tan giặc ngoại xâm ( quân Xiêm quân Thanh )

- Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến, hiểm hoạ xâm lược của thực dân Pháp.

b. Nội dung:Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.

c. Nghệ thuật:

- Thơ Nôm được khẳng định và đạt tới đỉnh cao.

- Văn xuôi tự sự chữ Hán: tiểu thuyết chương hồi.

*  Giai đoạn nửa cuối XIX:

a. Hoàn cảnh lịch sử

:– Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Nhân dân bất khuất chống giặc ngoại xâm, 

– Xã hội Việt Nam là xã hội thực dân nữa phong kiến, văn hoá phương Tây ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam. 

b. Nội dung:

- Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng.

- Thơ ca trữ tình, trào phúng ( Nguyễn Khuyến, Tú Xương ).

c. Nghệ thuật:

- Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc.

- Sáng tác chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống.

- Một số tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ đã bắt đầu đổi mới theo hướng hiện đại hoa.


3. Cảm hứng chủ đạo của văn học trung đại Việt Nam

+ Cảm hứng yêu nước: Thể hiện qua tư tưởng trung quân được biểu hiện một cách đa dạng ở các khía cạnh như sự ý thức tự chủ tự cường, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước hay lòng yêu hòa bình, căm thù quân xâm lược, ý chí quyết thắng kẻ thù…

+ Cảm hứng nhân đạo: Là tác phẩm hướng về con người và vì con người, lấy con người là trọng tâm qua việc bày tỏ sự đồng cảm, thương xót, bảo vệ, đề cao, bênh vực hay trân trọng… Bên cạnh đó, cảm hứng nhân đạo còn thể hiện qua việc lên án, tố cáo hay phê phán cái ác, cái xấu.

icon-date
Xuất bản : 02/03/2022 - Cập nhật : 02/03/2022