Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Theo quan điểm triết học Mác Lênin điểm nút là?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Triết học là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm các sự vật thay đổi.
B. Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất sự vật và hiện tượng.
C. Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm lượng mới ra đời.
D. Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm sự vật mới hình thành, phát triển.
Trả lời:
Đáp án: B. giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất sự vật và hiện tượng.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về điểm nút và các nội dung liên quan đến nó dưới đây nhé
- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
+ Thuộc tính cơ bản: Quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm khác biệt của sự vật, hiện tượng; giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).
+ Thuộc tính không cơ bản: Không quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm chung có ở tất cả sự vật, hiện tượng; không giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).
→ Trong 2 thuộc tính nêu trên: Thuộc tính cơ bản sẽ tạo nên chất của sự vật, hiện tượng. Xét trong ví dụ trên: Chất của muối là vị mặn, được làm từ nước biển; chất của đường là vị ngọt, được làm từ mía. Như vậy, có rất nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vệt, hiện tượng và mới giúp chúng ta phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
* Ví dụ: Người và động vật
⇒ Ta xét trong mối quan hệ giữa con người và động vật, ta thấy: Động vật và con người có những điểm chung như: Có lông mao bao phủ, thân nhiệt ổn định; có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ; khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành; bộ răng có 2 lứa là răng sữa và răng trưởng thành phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm… Những điểm chung này chính là những thuộc tính không cơ bản (không giúp chúng ta phân biệt giữa động vật và con người). Để phân biệt giữa con người với động vật thì các thuộc tính: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói, có chứng minh thư, có số điện thoại, có dấu vân tay (điểm khác nhau)… là thuộc tính cơ bản (giúp chúng ta phân biệt giữa động vật và con người).
Nhưng nếu ta xét các thuộc tính: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói, có chứng minh thư, có số điện thoại trong mối quan hệ để phân biệt giữa người A và người B thì các thuộc tính trên không phải tất cả đều là thuộc tính cơ bản mà chỉ có 1 vài các thuộc tính: có chứng minh thư, có số điện thoại, có dấu vân tay mới là thuộc tính cơ bản (giúp chúng ta phân biệt người A với người B vì mỗi người đều có số chứng minh thư, số điện thoại, dấu vân tay khác nhau để nhận ra). Khi đó các thuộc tính còn lại: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói sẽ trở thành thuộc tính không cơ bản (không giúp chúng ta phân biệt người A với người B). Chính những thuộc tính cơ bản nêu trên được tổng hợp lại tạo thành chất của người A khác với chất của người B.
→ Như vậy, khi đánh giá chất của một sự vật hiện tượng thì ta đặt chúng trong mối quan hệ cụ thể để xác định chất.
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.
- Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là “điểm nút”.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới “điểm nút”, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới thông qua “bước nhảy” căn bản về chất.
Ví dụ về điểm nút
Ví dụ: Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng do sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng trước đó gây nên. “Bước nhảy” là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn vận động, phát triển mới của sự vật, hiện tượng.
- Như vậy, Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó mà sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng – có nghĩa là, tại đó, sự vật, hiện tượng đã tích lũy đủ về lượng để có thể (chỉ là “có thể” thôi-câu trong ngoặc đơn này không ghi vào bài nhá!) thực hiện được “bước nhảy” làm thay đổi căn bản về chất, chuyển từ chất cũ sang chất mới; song, không phải sự tích lũy về lượng cứ đạt đến điểm nút là đã làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi hoàn toàn. Chỉ sau khi thực hiện xong bước nhảy về chất, sự vật, hiện tượng MỚI thay đổi được hoàn toàn về chất.
(Nói nhanh cho nó dễ hiểu-nhưng không được ghi vào bài-thì: “Điểm nút” không đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn về chất của sự vật, hiện tượng mà chỉ đánh dấu thời điểm sự vật, hiện tượng có thể thực hiện bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất. Chỉ sau khi bước nhảy căn bản về chất đã được thực hiện xong, khi đó, sự vật, hiện tượng mới thay đổi hoàn toàn về chất).