logo

Thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn văn sau? Thuần túy ngữ nghĩa

Câu hỏi :

Thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

Thuần túy ngữ nghĩa, “tử tế” nguyên gốc chỉ là “thận trọng, kỹ lưỡng từ chuyện nhỏ nhặt”. Dần, với người Việt, tử tế trở thành “đàng hoàng”, “tốt bụng” với người khác. Nếu tôi không lầm, vài mươi năm trở lại đây, hai chữ tử tế dần dà được người Việt trao cho một nội hàm ngày càng đa nghĩa và sâu rộng hơn: tử tế là “nhân hậu”,“trung thực”, “liêm khiết”; thậm chí là “có trách nhiệm”,“dám làm, dám chịu”, “giữ chữ tín”, “thượng tôn pháp luật”, “biết hối lỗi”. 

(Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt!, Trương Trọng Nghĩa, Báo Người Đô thị, ngày  23/12/2018)

ĐÁP ÁN ĐÚNG: D
Giải thích:

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng thao tác lập luận giải thích nhằm cắt nghĩa và nêu khái niệm về vấn đề được đề cập tới đó là sự “tử tế”.

icon-date
Xuất bản : 05/02/2023 - Cập nhật : 22/02/2023