Câu hỏi: Thành ngữ là gì?
Trả lời:
- Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, kép khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa. Nó là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về thành ngữ nhé!
Có nhiều định nghĩa, khái niệm hoặc nhận xét về thành ngữ, và mình sẽ tổng hợp những định nghĩa chuẩn nhất gồm:
+ Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, kép khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa. Nó là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
+ Hay thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
+ Thành ngữ thường có nghĩa nói về các khái niệm, nhận xét mang nghĩa tổng quát.
Ví dụ thành ngữ:
“Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”.
“ Đứng núi này trông núi nọ”.
“ Mưa to gió lớn”.
“ Ngày lành tháng tốt”.
Tuỳ vào mục đích sử dụng, định nghĩa mà thành ngữ được chia thành nhiều loại. Cụ thể:
a. Theo nguồn gốc:
Thành ngữ thuần Việt: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Có mới nới cũ”
Thành ngữ gốc Hán:
Ví dụ:
“Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” : Tai họa không chỉ đến một lần, phúc thì không đến lần thứ hai.
“Nhàn cư vi bất thiện”: Nhàn rỗi dễ làm việc không tốt.
b. Theo thủ pháp tu từ:
- Thành ngữ có cấu trúc cú pháp được từ vựng hoá, đa phần là các đoản ngữ dùng để so sánh.
“Ăn như mèo”.
“Béo như lợn”.
- Thành ngữ có cấu trúc kết hợp phi logic về mặt trật tự các từ ngữ.
“Cao chạy xa bay”
“Qua cầu rút ván”
- Thành ngữ có cấu trúc đan xen giữa các yếu tố trong hai tổ hợp song tiết để chỉ về bề sâu của ngữ nghĩa.
“Ăn sung mặc sướng”
“Đầu trộm đuôi cướp”
c. Theo số lượng từ: thành ngữ cũng có thể chia thành các loại 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ….
“Bạc như vôi”. “Câm như hến”.
“Ra môn ra khoai”.
“Bụt chùa nhà không thiêng”.
Có nhiều tranh luận khác nhau giữa 2 khái niệm này, vì giữa chúng có nhiều điểm tương đồng và trong nhiều trường hợp khó phân biệt chính xác được.
a. Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ
+ Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức.
+ Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.
+ Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.
b. Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ
Giống nhau : Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói ,đều sử dụng hình ảnh để điễn đạt , dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống .
* Khác nhau :
- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định - Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh
- Thành ngữ có chức năng gọi tên sự vật , tính chất , trạng thái hay hành động của sự vật , hiện tượng
- Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay kết luận , lời khuyên
- Thành ngữ chưa được gọi là câu ,là văn bản
- Tục ngữ là câu , mỗi câu tục ngữ được xem là văn bản đặc biệt
Câu 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu:
a.
- sơn hào hải vị: những món ăn ngon, quý hiếm
- nem công chả phượng: những món ăn được chế biến và trình bày một cách công phu.
b.
- khỏe như voi: sức khỏe hơn người
- tứ cố vô thân: mồ côi, không có nơi nương tựa
c.
- da mồi tóc sương: người đã có tuổi
Câu 2. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
- Con Rồng cháu Tiên:
Con rồng cháu tiên kể về câu chuyện giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ tại vùng đất Lạc Việt. Trong một lần lên cạn giúp nhân dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai và đẻ ra bọc trăm trứng, từ bọc trăm trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long quân không quen sống trên cạn nên hai người quyết định chia tay nhau, để năm mươi người con lên rừng theo mẹ, năm mươi người con xuống biển theo cha. Người con cả lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở đất Phong Châu ngày nay.
- Ếch ngồi đáy giếng:
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết.
Như vậy, thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” muốn phê phán những người hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu căng, tự cho mình là nhất.
- Thầy bói xem voi:
Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào.
Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể.
Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.
Như vậy, thành ngữ “Thầy bói xem voi” muốn phê phán những người có cái nhìn phiến diện, một chiều.
Câu 3. Điền thêm các yếu tố để thành ngữ trọn vẹn:
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt
- No cơm ấm áo
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
Câu 4. Sưu tầm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong SGK và giải thích nghĩa của các thành ngữ ấy.
- Nằm gai nếm mật: chịu đựng gian nan, khổ cực để đạt được thành công.
- Ngựa quen đường cũ: không chịu từ bỏ những thói hư, tật xấu.
- Nghèo rớt mồng tơi: nghèo khó, không có của cải gì đáng giá.
- Nói nhăng nói cuội: ăn nói linh tinh, sai sự thật.
- Nuôi ong tay áo: giúp đỡ những kẻ xấu xa, phản bội lại mình.
- Đàn gảy tai trâu: chỉ những người không có khả năng tiếp thu, có nói cũng như không.
- Kẻ tám lạng, người nửa cân: chỉ những người tương đương, ngang bằng với nhau.
- Gió táp mưa sa: chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
- Gương vỡ lại lành: chỉ sự hàn gắn, đoàn tụ của con người.
- Đơn thương độc mã: chỉ sự đơn, độc lẻ loi trong chiến đấu.