logo

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ?

icon_facebook

Câu hỏi: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ?

Trả lời:

    “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

Thí dụ:

Một nắng hai sương

Rán sành ra mỡ

Đâm ba chẻ củ

    “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”.

Thí dụ:

Đói cho sạch, rách cho thơm

Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.

Thừa người nhà mới ra người ngoài

Cùng Top lời giải tìm hiểu về thành ngữ và tục ngữ nhé!


1. Khái quát về thành ngữ ?

   Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

- Phân loại:

   Thành ngữ có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, tùy thuộc mục đích nghiên cứu tìm hiểu, tra nghĩa, giải nghĩa.

   Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán (thành ngữ Hán Việt). Ví dụ thành ngữ thuần Việt như Ăn xổi ở thì, buôn thúng bán mẹt..., thành ngữ Hán Việt như thâm căn cố đế, đồng bệnh tương liên...

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ?

    Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại: so sánh (ví dụ như nhát như thỏ đế, cấm cảu như chó cắn,...), ẩn dụ (ví dụ như ruột để ngoài da, rán sành ra mỡ,...), đối ngẫu (ví dụ như cao chạy xa bay, lên bờ xuống ruộng,...).

    Theo số lượng từ có thể phân loại thành loại: 3 chữ như khỏe như vâm, thẳng ruột ngựa, loại 4 chữ như một nắng hai sương, đá thúng đụng nia, loại năm chữ như vắt cổ chày ra nước, dùi đục chấm mắm cáy,...

- Tác dụng:

   Thành ngữ thường mang đậm một sắc thái biểu cảm. Vì vậy người viết dễ dàng bộc lộ được tình cảm tâm tư của mình. Trong “ Thương vợ”, Tế Xương sử dụng khá nhiều thành ngữ trong đó. Chẳng hạn như:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công”

    Thành ngữ được ông sử dụng là “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Chúng thể hiện được sự vất vả, lam lũ của người vợ. Tấm thân gầy gò của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lam lũ lặn lội trong đêm khuya tìm thức ăn. Thể hiện được tình cảm của ông nỗi xót xa trước sự nhọc nhằn vất vả của người vợ. Từ đó Tế Xương ngày càng yêu thương người vợ của mình hơn.


2. Khái quát về tục ngữ?

    Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng.

   Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra” / “Cái nết đánh chết cái đẹp”…

- Nội dung của tục ngữ 

    Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người , hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc. Hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra từ tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

   Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

- Cấu tạo:

   Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

   Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.


3. Phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ với tục ngữ 

   Thành ngữ và tục ngữ thường có nhiều nghĩa tương đồng nhau, vì vậy mà nhiều người khó phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ chính xác được.

Giống nhau 

+ Đều có cấu tạo ngắn gọn, xúc tích và đầy đủ ý nghĩa.

+ Điều có vần điệu rõ ràng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ…

+ Cả thành ngữ và tục ngữ đều phản ánh, đúc kết kiến thức về sự vật, kinh nghiệm, hiện tượng khác quan…

Khác nhau 

   Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh và có ý nghĩa xác định, cụ thể, rõ ràng. Về mặt ngữ pháp thì tục ngữ được cấu tạo với đầy đủ chủ ngữ vị ngữ và mang những chức năng cơ bản nhất của văn học là chức năng nghệ thuật, chức năng giáo dục và chức năng nhận thức.

   Thành ngữ là một cụm từ cố định thường sử dụng hằng ngày trong giao tiếp. Còn thành ngữ không được xem là một câu hoàn chỉnh, chỉ nêu lên nhận xét của bản thân người nói về một vấn đề cụ thể trong đời sống và không có nhiều giá trị về mặt giáo dục và nhận thức.

icon-date
Xuất bản : 28/01/2022 - Cập nhật : 07/02/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads