logo

Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Hình dạng của tế bào cơ trơn là hình thoi, nhọn hai đầu. Tùy vào từng vị trí mà chiều dài của chúng cũng sẽ khác nhau. Cấu tạo của loại tế bào này chỉ có một nhân chứa 1 – 2 hạt nhân và không có vân ngang. Vậy để hiểu rõ hơn về tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung dưới đây cùng Toploigiai nhé!


1. Tế bào cơ trơn là gì?  

Tế bào cơ trơn là thành phần cấu tạo nên mô cơ trơn – một trong 3 loại mô cơ trong cơ thể của người và động vật. Các tế bào cơ trơn khi được kết hợp lại sẽ tạo thành mô cơ trơn. Loại mô này thường được phân bổ ở xung quanh của các cơ quan rỗng hay các ống trong cơ thể

Cơ trơn được coi là trơn tru vì nó không có các đường cực nhỏ (các đường vân) như trong cơ vân.

Cơ trơn tạo thành các mô nâng đỡ của các mạch máu, các cơ quan nội tạng rỗng trong cơ thể như:

- Dạ dày

- Ruột

- Bàng quang

- Phế quản

- Tử cung

- Niệu quản

- Niệu đạo

>>> Tham khảo: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?


2. Cơ trơn nằm ở đâu?

Cơ trơn có mặt trong nhiều bộ phận thuộc hệ thống tuần hoàn và hệ thống tiêu hóa của con người. Đối với hệ thống tuần hoàn, nhóm cơ này giúp duy trì và kiểm soát áp suất của máu cũng như lưu thông khí oxy đi khắp cơ thể. Lực đẩy chính được tạo ra bởi tim, mọi động mạch và tĩnh mạch đều được lót bằng một lớp cơ trơn. Nhờ vào nhóm cơ trơn lót này, máu và khí oxy được tuần hoàn đều đặn để nuôi dưỡng mọi tế bào, bộ phận trong cơ thể.

Cơ trơn cũng là cơ lót của những cơ quan nội tạng thuộc hệ thống tiêu hóa. Nhóm cơ này giúp hoạt động tiêu hóa, hấp thụ thức ăn thuận lợi và dễ dàng hơn. Ví dụ: Các mô cơ trơn trong đường ruột phản ứng khi chúng ta bắt đầu nuốt thức ăn, tạo thành hiện tượng “nhu động ruột” để thức ăn có thể di chuyển qua các đường xoắn ruột.

Bên cạnh hai khu vực chính kể trên, cơ trơn cũng có mặt ở mống mắt (irises), giúp kích thước đồng tử có thể co giãn trong quá trình mắt tiếp nhận thông tin hình ảnh, ánh sáng. Nhiều nhà khoa học cũng chỉ ra sự tồn tại của nhóm cơ này trên da với tác dụng nuôi dưỡng lông, tóc và khiến chúng ta “nổi da gà” khi tiếp xúc với khí lạnh.


3. Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?

Hình dạng của tế bào cơ trơn là hình thoi, nhọn hai đầu. Tùy vào từng vị trí mà chiều dài của chúng cũng sẽ khác nhau.

Cấu tạo của loại tế bào này chỉ có một nhân chứa 1 – 2 hạt nhân và không có vân ngang. Ở giữa của tế bào cơ trơn phình ra các sợi cơ có hình dạng khác nhau. Thường là hình trứng hoặc hình que bị gãy khúc. Ngoài ra, tế bào cơ trơn cũng có tế bào chất chứa nhiều myoglobin và các hạt glycogen.

Cấu tạo của tế bào cơ trơn còn có một số đặc điểm sau:

- Màng tế bào của tế bào gồm các bào tương và màng đáy.

- Lưới nội bào phát triển chưa hoàn thiện

- Bên ngoài màng đáy của màng tế bào có những sợi tạo keo để gắn các sợi cơ với nhau.

>>> Tham khảo: Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng?

tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào

4. Chức năng của cơ trơn

Cơ trơn là loại cơ yếu nhất trong ba loại cơ. Nhưng nó lại đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể.

Cơ trơn được kích hoạt tự động. Khác với cơ vân, chúng ta thậm chí không biết chúng đang hoạt động. Cơ trơn không phụ thuộc vào suy nghĩ có ý thức, hay nói cách đơn giản là chúng ta không thể dùng suy nghĩ của mình để điều khiển hoạt động của cơ trơn. Cơ trơn cũng co thắt để đáp ứng với các kích thích và xung thần kinh.

Khi cơ trơn co bóp, chuyển động bước sóng của nó sẽ đẩy mọi thứ qua hệ thống cơ thể như thức ăn qua dạ dày, nước tiểu qua bàng quang,...

Dưới đây là những chức năng chính của cơ trơn trong cơ thể chúng ta:

- Tham gia vào chức năng lưu thông máu, không khí trong cơ thể

- Tham gia vào chức năng tiêu hóa của cơ thể

- Tham gia vào chức năng đi tiểu của cơ thể

- Tham gia vào chức năng sinh con ở phụ nữ

- Tham gia vào chức năng điều tiết đồng tử


5. Sự kích thích của tế bào cơ trơn

Sự phát triển của cơ trơn vô cùng phức tạp. Cơ trơn chịu sự chi phối của hệ thần kinh nội tạng và hoạt động tự chủ.

Hơn nữa, nó được điều khiển bởi:

- Chất dẫn truyền thần kinh: norepinephrine, acetylcholine;

- Hóc môn kích thích: như oestrogen, oxytocin;

- Hóc môn tại chỗ: prostaglandin, histamine.

Những thay đổi cục bộ như kéo căng có thể kích thích hoặc thư giãn. Trái ngược với cơ vân, cơ trơn bị co lại một cách không tự chủ.

Về mặt chức năng, người ta phân loại cơ trơn một đơn vị và nhiều đơn vị. Các tế bào cơ trơn một đơn vị được liên kết với nhau bằng các khe nối và co lại một cách đồng nhất. Loại tế bào này được tìm thấy trong thành của các cơ quan nội tạng và mạch máu. Các tế bào cơ trơn nhiều đơn vị độc lập với nhau và do đó nó được bao bọc riêng lẻ để kiểm soát cơ chính xác hơn. Loại này được tìm thấy trong mống mắt và cơ dựng lông.

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào và cung cấp kiến thức về tế bào cơ trơn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads