logo

Tập quán thương mại là gì?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Cũng có rất nhiều loại tập quán thương mại được áp dụng trên thế giới và từng vùng địa lý.

- Trong buôn bán quốc tế, tập quán thương mại có tác dụng không những giải thích những điều khoản của hợp đồng, mà còn hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đó và bổ sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể. Tập quán thương mại có thể là tập quán ngành của một ngành cụ thể, tập quán địa phương, tập quán chung của cả nước hay tập quán quốc tế.

[CHUẨN NHẤT] Tập quán thương mại là gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tập quán thương mại qua bài viết dưới đây nhé


1. Khái niệm tập quán thương mại

Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Cũng có rất nhiều loại tập quán thương mại được áp dụng trên thế giới và từng vùng địa lý.


2. Điều kiện áp dụng tập quán thương mại

Để áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Là các quy tắc xử sự chung

- Có nội dung rõ ràng

- Được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên

- Được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại

- Hơn nữa thói quen đó cần phải không trái với thuần phong mỹ tục và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.


3. Phân loại tập quán thương mại

Thông thường, các tập quán quốc tế chia làm 03 loại sau:

- Tập quán có tính nguyên tắc: Là những tập quán được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: Toà án (hoặc trọng tài) của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

- Tập quán thương mại quốc tế chung là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Ví dụ các Điều kiện Thương mại Quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tập hợp và soạn thảo (gọi tắt là Incoterms). Các bản Incoterms đã từng được công bô' và sửa đổi qua các năm: Incoterms 1953 - Incoterms 1980 - Incoterms 1990 - Incoterms 2000 và phiên bản mới nhất hiện nay là Incoterms 2010 trong đó quy định các điều kiện thương mại khác nhau (như điều kiện FOB, CIF, DAP...) được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng..

- Các tập quán thương mại khu vực (địa phương) là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ, ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện giao hàng FOB, nhưng theo điều kiện FOB Hoa Kỳ, nghĩa vụ của người bán sẽ nặng hơn nhiều (như người bán phải thuê tàu hộ người mua) so vói nghĩa vụ của người bán FOB trong Incoterms 2010

[CHUẨN NHẤT] Tập quán thương mại là gì? (ảnh 2)

4. Vai trò của tập quán thương mại

Trong buôn bán quốc tế, tập quán thương mại có tác dụng không những giải thích những điều khoản của hợp đồng, mà còn hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đó và bổ sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể. Tập quán thương mại có thể là tập quán ngành của một ngành cụ thể, tập quán địa phương, tập quán chung của cả nước hay tập quán quốc tế.

Vai trò tuy quan trọng là vậy, nhưng các bên trong quan hệ thương mại quốc tế cũng cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn một bộ tập quán nào để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bởi lẽ, tập quán hiện có rất nhiều, và nội dung của tập quán có thể gây nhầm lẫn, dẫn đến việc áp dụng sai nếu nghiên cứu chưa kỹ.


5. Áp dụng tập quán thương mại

Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong các trường hợp:

- Khi chính hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định;

- Khi các điểu ước quốc tế liên quan quy định;

- Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thỏa thuận lựa chọn, không có hoặc có nhưng không đầy đủ, còn khiếm khuyết về vấn đề tranh chấp, về vấn để cần được điều chỉnh (xem Điều 827 khoản 4 Bộ luật Dân sự Việt Nam).

Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Bởi vậy, sẽ thuận lợi hơn nếu các bên có được thông tin đầy đủ về tập quán thương mại khi họ bước vào đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế.

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Tập quán thương mại. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết! 

icon-date
Xuất bản : 08/06/2022 - Cập nhật : 08/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads