logo

Tại sao nói trước bước không qua?

Câu trả lời chính xác nhất:

Trong cuộc sống kết quả của 1 việc có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động. Trong đó tâm lý cũng có 1 phần ảnh hưởng rất quan trọng. Nhất là trong một số công việc đòi hỏi sự tập trung và tự tin tuy nhiên cũng không thể thiếu sự may mắn. Câu tục ngữ" Nói trước bước không qua hiện tại vẫn còn được sử dụng rất nhiều để khuyên bảo con cháu cần phải khiêm tốn hơn và đừng nên nói trước điều gì. Để hiểu rõ hơn tại sao nói trước bước không qua, các bạn hãy cùng Toploigiai theo dõi nội dung dưới đây nhé.


1. Nói trước bước không qua nghĩa là gì?

Nói trước có nghĩa là việc nói trước một điều gì đó trước khi thực hiện nó.

Bước không qua có nghĩa là hành động chùn bước – sợ hãi trước một hành động nào đó sắp phải thực hiện.

Ý nghĩa của nói trước bước không qua là: Nói trước bước không qua có nghĩa là một điều mê tín mà nhiều người thường hay đồn đại – phỏng đoán trước khi làm 1 điều gì đó mà ta nói ra thì sẽ không thực hiện được vì thế thay vì nói ta hãy hành động nhành gọn.

Ca dao tục ngữ luôn là những kim chỉ nam sống vô cùng hữu ích và sâu sắc đối với mỗi người , về những kỹ năng, kinh nghiệm sống vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Một trong số đó chính là sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng lời ăn tiếng nói, câu thành ngữ “Nói trước bước không qua” đã thể hiện rõ nét điều đó. Câu nói khuyên con người ta trước khi phát ngôn, đưa là quyết định bằng lời nói nào đó, cần phải biết suy tính thật cẩn trọng, kỹ lưỡng, tránh để cuối cùng không thực hiện được hay thực hiện chưa tới sẽ mang tiếng xấu, khiến người khác chê cười.

>>> Tham khảo: Có mấy cách để nói giảm nói tránh?


2. Tại sao nói trước bước không qua

Nhiều người vẫn cho rằng khi dự định làm 1 điều gì đó, nên im lặng mà làm thôi chứ đừng nên nói chúng ra, bởi vì nói trước bước không qua đâu. Điều này nghe có vẻ hợp lý, tuy nhiên chúng chỉ hợp lý với những ai có ý chí thật kiên định mà thôi. Và thật đáng tiếc với những ai có ý chí kiên định đều là những người được xem là bất bình thường. Họ tập trung vào công việc đến mức độ quên tất cả mọi thứ xung quanh, kể cả ăn uống, ngủ nghĩ hay thậm chí là gia đình con cái. Còn với đại đa số người bình thường như chúng ta. Nếu cứ im lặng mà làm thì hết 99.9% là sẽ thất bại và bỏ cuộc nữa chừng. Lý do đầu tiên là bạn không thực sự kiên định và lý do quan trọng tiếp theo là bạn thiếu động lực. Bởi lẽ bạn cứ im lặng mà làm, bạn làm đến đâu không ai biết, bạn làm cái gì cũng không ai biết, và nếu như bạn thất bại và bỏ cuộc cũng chẳng ai biết cả.

Một số nguyên nhân cho việc thất bại, tại sao nói trước bước không qua:

- Sĩ diện: bệnh này rất phổ biến rồi, nói đi nói lại không biết khi nào mới hết được. Họ thích được mọi người quan tâm, kính nể nên khi có ý định làm gì cũng phải cố gắng cho thiên hạ biết dù cho bản thân họ chưa lên kế hoạch rõ ràng, bắt đầu thế nào,…

- Hưng phấn quá mức: thường nhiều bạn sắp bắt đầu 1 cái gì đó chưa từng đạt được sẽ dễ rơi vào trạng thái này như dự định học tập, kinh doanh hay du lịch. Mới tập tành kinh doanh thì đã thể hiện mình như ông chủ, bà chủ, doanh nhân thành đạt. Mới học được lớp Tiếng Anh được vài chữ đã tỏ vẻ nguy hiểm bình luận nửa Việt nửa Anh.

tại sao nói trước bước không qua

- Ảo tưởng sức mạnh: là nghĩ mình có thể cân được cả thế giới, làm việc gì cũng thành công nên khi chuẩn bị làm việc gì đó họ thường tự tin thái quá. Dễ thấy nhất là thời đi học, đứa nào làm bài ra xong mà đứng nói khí thế kết quả là những đứa thường tạch hoặc điểm không cao.

- Xem thường người khác: cách đây không lâu trào lưu “xem thường chủ tịch và cái kết” khá phổ biến, nếu lên YouTube gõ cụm từ khóa trên bạn sẽ tìm ra rất nhiều video như vậy để châm biếm những kẻ luôn xem thường người khác. Hoặc dễ thấy là cầu thủ hoặc HLV họp báo hay phát ngôn sốc, gáy trước trận đấu thường hay thua đau mà cư dân mạng hay nói “gáy sớm ăn gì”.

Vì vậy, có những công việc, thường là dự định việc gì, chúng ta chỉ bàn với những người có bổn phận, có trách nhiệm và với những người có quyết tâm, không nên nói rộng rãi cho người khác biết.

Khi đã nói ra dự định, chúng ta có cảm giác như mình đã làm rồi, đã hưởng được danh dự rồi và vì thế mà không làm được nữa. Điều này nghe có vẻ kì lạ, không giải thích được nhưng lại là điều có thật, chúng ta cần phải lưu ý.

Các nhà tâm lý học gọi đây là social reality - hiện thực xã hội. Khi bạn kể với ai đó về mục tiêu của mình và họ công nhận điều đó, não bạn bị đánh lừa rằng việc đó đã được hoàn thành. Điều này khiến bạn cảm thấy một sự hài lòng nhất định (đúng ra bạn sẽ thấy khi chinh phục được mục tiêu), và vì thế mà ít nhiều mất đi động lực để thực sự bắt tay vào làm việc cần làm.

>>> Tham khảo: Nghị luận xã hội: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích


3. Chúng ta nên làm gì, để câu Nói trước bước không qua không thể xảy ra?

Sự công nhận của xã hội (social acknowledgement) cũng là một nhu cầu ở cấp độ cao trong tháp Maslow. Tuy nhiên, trước khi bạn đạt được mục tiêu, hãy hiểu rằng não bạn đang nhầm lẫn "lời nói" với "hành động", rằng cảm giác hài lòng ấy thì có nhưng thành quả thật sự thì không. Nếu bạn đang rất muốn chia sẻ với một ai đó, hãy thử chia sẻ về từng cột mốc nhỏ. Ví dụ, Hãy nói nói với bố mẹ rằng bạn sẽ cố gắng đạt điểm cáo trogn kì thi sắp tới… Hãy nói với những người cho bạn động lực và cảm hứng làm việc. Họ có thể là người hướng dẫn, giúp đỡ, có thể là người cùng bạn thực hiện mục tiêu chung, hoặc là người khích lệ, động viên, giúp bạn kiểm soát và giữ vững kỉ luật bản thân để vượt qua cám dỗ.

Trong bài pháp âm tâm lý đạo đức, bài “kín đáo”, thượng tọa Thích Chân Quang, Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN , trụ trù Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa, Vũng Tàu) giải thích rằng, khoe ra điều hay của mình là biểu hiện của tâm kiêu mạn. Kín đáo vì thế cũng được coi là đạo đức.

Thượng tọa Thích Chân Quang cho rằng, ngay trong cuộc sống, có những kế hoạch làm việc, đôi khi chúng ta cũng không nên nói sớm. Những người hay nói trước điều mình định làm thường hay gặp trở ngại trong công việc. Quả thật, sống lâu ở ngoài đời, chúng ta sẽ thấy điều này rất đúng.

Không chỉ riêng trong việc tu hành, việc ngoài đời cũng vậy. Những kế hoạch làm việc, nếu nói sớm quá, người thế gian cũng khó thành công. Bởi vậy, làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng nên âm thầm, lặng lẽ, lặng lẽ một cách khiêm tốn, không khoe khoang, chắc chắn chúng ta sẽ thành công.

Nói ít đi và dừng lại đúng lúc: Trong cuộc trò chuyện, nếu họ làm bạn quá xúc động, hãy cố gắng dừng lại. Bạn cần thời gian để “hạ nhiệt” và suy nghĩ về những gì bạn đã nói ra, vì khi xúc động rất khó kiểm soát được ngôn từ. Bằng cách này, bạn sẽ ít hối hận về sau. Và cuối cùng cơn giận dữ và những khó chịu sẽ tan biến.

---------------------------

Qua những nội dung trên Toploigiai đã lý giải câu hỏi tại sao nói trước bước không qua? Cùng những thông tin chúng tôi đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

icon-date
Xuất bản : 14/09/2022 - Cập nhật : 14/09/2022