logo

Em hãy tìm hiểu và thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam

Ngày nay, các nhà khoa học có thể lý giải và đưa ra các khái niệm về các vấn đề, sư vật, sự việc liên quan đến thời tiền sử. Khai thác các tư liệu cho sư hình thành trái đất và con người, sinh vật ở hiện tại là dựa vào các dấu hiệu còn soát lại và đa phần là các hóa thạch. Vậy, hóa thạch là gì? Em hãy tìm hiểu và thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam cùng Toploigiai nhé!


1. Hóa thạch là gì?

Hóa thạch thường có từ thời tiền sử và được hình thành rất chậm bởi các quá trình địa chất. Hoá thạch là bằng chứng về đời sống thực vật hoặc động vật trong quá khứ. Chúng được bảo tồn trong các lớp đá – vật liệu của vỏ Trái đất.

Đa số nghĩ rằng hóa thạch sẽ còn nguyên trạng cơ thể của động vật/thực vật. Nhưng thực tế là vật chất hữu cơ của cơ thể đã biến mất và chỉ còn 1 lại phần nhỏ. Xác của các sinh vật sẽ bị phân hủy sau một khoảng thời gian, chỉ còn sót lại các phần cứng của chúng như xương hoặc cành cây… nằm trong các lớp trầm tích và trải qua quá trình hóa thạch để biến thành đá.

Dù vật chất hữu cơ đã biến mất nhưng hình thái kết cấu ban đầu cùng những dấu vết hoạt động của các sinh vật này trong thời kỳ đó vẫn sẽ được giữ nguyên. Nhờ những hình thái cấu trúc đó mà người ta có thể mô phỏng lại hình dáng của các loại động vật tiền sử.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa của hóa thạch là?


2. Nhiên liệu hóa thạch?

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm.  Các nguyên liệu này chứa hàm lượng cacbon và hydrocarbon cao.

Các nhiên liệu hóa thạch thay đổi trong dải từ chất dễ bay hơi với tỷ số cacbon:hydro thấp như methane, dầu hỏa dạng lỏng, đến các chất không bay hơi chứa toàn là cacbon như than đá. Methane có thể được tìm thấy trong các mỏ hydrocarbon ở dạng riêng lẻ hay đi cùng với dầu hỏa hoặc ở dạng methane clathrates. Về tổng quát chúng được hình thành từ các phần còn lại của thực vật và động vật bị hóa thạch khi chịu áp suất và nhiệt độ bên trong vỏ Trái Đất hàng triệu năm. Học thuyết phát sinh sinh vật được Georg Agricola đưa ra đầu tiên vào năm 1556 và sau đó là Mikhail Lomonosov vào thế kỷ 18.

Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ước tính năm 2006 rằng nguồn năng lượng nguyên thủy bao gồm 36,8% dầu mỏ, than 26,6% (bao gồm than nâu và than đá), khí thiên nhiên 22,9%, chiếm 86% nhiên liệu nguyên thủy sản xuất trên thế giới. Các nguồn nhiên liệu không hóa thạch bao gồm thủy điện 6,3%, năng lượng hạt nhân 6,0%, và năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu gỗ, tái chế chất thải chiếm 0,9%. Tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng mỗi năm khoảng 2,3%.

Các nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo bởi vì Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra chúng và lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành. Sản lượng và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch làm tăng các mối quan tâm về môi trường. Thế giới đang hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng.

Nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ quá trình phân hủy kỵ khí của xác các sinh vật, bao gồm thực vật phù du và động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển (hồ) với số lượng lớn trong các điều kiện thiếu oxy, cách đây hàng triệu năm. Trải qua thời gian địa chất, các hợp chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích nặng. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao làm cho các vật chất hữu cơ bị biến đổi hóa học, đầu tiên là tạo ra kerogen ở dạng sáp. Chúng được tìm thấy trong các đá phiến sét dầu và sau đó khi bị nung ở nhiệt cao hơn sẽ tạo ra hydrocarbon lỏng và khí bởi quá trình phát sinh ngược.

>>> Tham khảo: Nhiên liệu hóa thạch là gì?


3. Ý nghĩa của hóa thạch là gì?

Hóa thạch mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, thông quá hóa thạch nhà nghiên cứu có thể biết được đó là cá thể nào, sống cùng những loài nào trong cùng thời điểm đó. Từ đó lịch sử trái đất hàng tỉ năm cũng dần được hé lộ và con người trong quá khứ cũng được biết đến rõ ràng hơn.

Chẳng hạn số lượng hóa thạch tảo tăng lên đột ngột có liên quan đến sự thay đổi nguồn thực phẩm, khí hậu. Hoá thạch phấn hoa sẽ tiết lộ thời gian tăng trưởng cụ thể của các loài thực vật, ngay cả với những loài không có hóa thạch.

Hóa thạch cũng để lại rất nhiều manh mối về sự tiến hoá. Chẳng hạn việc so sánh hoá thạch của loài ngựa tiền sử với loài ngựa hiện đại. Hay sự tương đồng giữa xương khủng long tiền sử với xương chim hiện đại. Đó cũng là bằng chứng cho thấy một số loài khủng long có thể đã tiến hóa thành chim. 

Với đời sống con người, dấu vết trên hoá thạch sẽ thể hiện cách sinh hoạt của người cổ đại. Các mẫu hoá thạch hộp sọ đã cho biết hình dáng con người qua từng thời kỳ và những tiến hóa trong sinh hoạt của họ.


4. Em hãy tìm hiểu và thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam.

Nhiên liệu hóa thạch được tạo thành từ quá trình phân hủy của các xác động thực vật bị chôn vùi hàng trăm triệu năm. Tùy thuộc môi trường và điều kiện phân hủy mà nhiên liệu hóa thạch hình thành dưới dạng than (dạng rắn), dầu(dạng lỏng) và khí thiên nhiên (dạng khí).

Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam như: mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng Rồng, Rạng Đông, Lan Tây. Mỏ khí thiên nhiên được khai thác ở Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỏ than ở Quảng Ninh. Tốc độ khai thác nhiên liệu hóa thạch nhanh hơn rất nhiều so với thời gian hình thành nên cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nhiên liệu này.

Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra các loại nhiên liệu hóa thạch trong khi tốc độ khai thác và tiêu thụ của con người lại rất nhanh khiến nguồn nhiên liệu này ngày càng trở nên cạn kiệt bởi nó là nguồn tài nguyên không tái tạo được. Nếu cứ duy trì tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay thì trữ lượng dầu mỏ sẽ chỉ còn đủ dùng cho 53 năm nữa, lượng khí thiên nhiên thì còn khoảng 55 năm và than đá là 113 năm. Tại Việt Nam, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác nguồn nhiên liệu này như hiện nay thì sản lượng dầu mỏ chỉ còn khoảng 34 năm, khí thiên nhiên còn 63 năm và than đá là khoảng 4 năm. Chính vì vậy mà thế giới đang hướng tới việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để làm giải pháp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng của con người khi mà nguồn năng lượng hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt.

Việt Nam sẽ từng bước hạn chế, tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô, môtô, xe máy dùng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước từ năm 2040.

Ngày 22/7, Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và metan của ngành giao thông vận tải. Chính phủ đặt mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải dùng điện, năng lượng xanh, đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 năm 2050.

Em hãy tìm hiểu và thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam

--------------------------

Tìm hiểu và thảo luận về các nguồn nhiên liệu hóa thạch của Việt Nam là chủ đề hữu ích cho các bạn học sinh. Các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, chúng ta cần học cách tiết kiệm các nguồn năng lượng để cho tương lai sau này. Toploigiai hy vọng các bạn đã có những kiến thức hữu ích sau khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 17/09/2022