Giải thích lý do Tại sao khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng giúp các bạn học tốt môn Hóa học 10.
Khi nhiệt độ tăng, các hạt phân tử, nguyên tử hoặc ion sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. Thông thường khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.
- Nếu tăng nhiệt độ phản ứng lên t0C thì tốc độ phản ứng tăng αt/10 (với α là hệ số nhiệt độ - số lần tăng tốc độ khi nhiệt độ tăng lên 100C).
- Nồng độ các chất tham gia phản ứng
Nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng (điều này được thấy rõ theo biểu thức (2) vì khi nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì va chạm giữa các phân tử chất tăng → va chạm hiệu quả tăng.
- Áp suất
+ Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có mặt của chất khí.
+ Nếu áp suất tăng (nồng độ chất tham gia phản ứng tăng) thì tốc độ phản ứng tăng.
- Diện tích tiếp xúc bề mặt
+ Diện tích tiếp xúc bề mặt tăng thì tốc độ phản ứng tăng
+ Diện tích tiếp xúc tỷ lệ nghịch với kích thước của chất rắn.
- Xúc tác
Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng. Chất kìm hãm làm giảm tốc độ phản ứng hóa học.
Ngoài các yếu tố trên thì có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học như: môi trường thực hiện phản ứng; tốc độ khuấy trộn...
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
- Thí dụ:
+ Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, nên tạo nhiệt độ hàn cao hơn.
+ Thực phẩm nấu trong nồi áp suất mau chín hơn so với khi nấu ở áp suất thường.
+ Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn.
+ Để tăng tốc độ tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta dùng chất xúc tác, tăng nhiệt độ và thực hiện ở áp suất cao.