logo

Phân biệt điểm chớp cháy và nhiệt độ tự bốc cháy

Câu trả lời đúng nhất: Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

Quá trình cháy là quá trình hoá lý phức tạp, trong đó xảy ra các phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng. Các phản ứng cháy có kèm theo tiếng nổ đặc biệt có tác hại lớn, vì ngoài nhiệt lượng lớn và ngọn lửa trần được tạo ra, còn có sóng áp suất do nổ, phá hủy các thiết bị và các công trình xung quanh.

Trong quá trình cháy có điểm chớp cháy và nhiệt độ tự bốc cháy. Vậy Làm sao phân biệt điểm chớp cháy và nhiệt độ tự bốc cháy? Top lời giải mời các bạn đọc bài viết dưới đây nhé!


1. Phân biệt điểm chớp cháy và nhiệt độ tự bốc cháy

Điểm chớp cháy

Nhiệt độ tự bốc cháy

Là nhiệt độ thấp nhất dưới áp suất khí quyển mà vật liệu dễ bay hơi được nung nóng tới mức bốc hơi và cháy khi gặp ngọn lửa. Là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hỗn hợp hơi của nhiên liệu và không khí tự bốc cháy mà không cần có sự tiếp xúc của nguồn nhiệt.
Thường được áp dụng cho chất ở trạng thái lỏng hay hơi (nhiên liệu) Áp dụng cho cả chất rắn, lỏng, khí.
Cần tiếp xúc với nguồn lửa Không cần tiếp xúc với nguồn lửa

2. Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy và nhiệt độ tự bốc cháy

Giả sử có một chất cháy ở trạng thái lỏng, ví dụ nhiên liệu diezel, được đặt trong cốc bằng thép. Cốc được nung nóng với tốc độ nâng nhiệt độ xác định. Khi tăng dần nhiệt độ của nhiên liệu thì tốc độ bốc hơi của nó cũng tăng dần. Nếu đưa ngọn lửa trần đến miệng cốc thì ngọn lửa sẽ xuất hiện kèm theo tiếng nổ nhẹ, nhưng sau đó ngọn lửa lại tắt ngay.

Vậy, nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện khi tiếp xúc với ngọn lửa trần sau đó tắt ngay gọi là nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu.

Nếu ta tiếp tục nâng nhiệt độ của nhiên liệu cao hơn nhiệt độ chớp cháy thì sau khi đưa ngọn lửa trần tới miệng cốc quá trình cháy xuất hiện sau đó ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy.

Nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện và không bị dập tắt gọi là nhiệt độ bốc cháy của nhiên liệu.

Nung nóng bình có chứa metan và không khí, từ từ ta sẽ thấy ở nhiệt độ nhất định thì hỗn hợp khí trong bình sẽ tự bốc cháy mà không cần có sự tiếp xúc với ngọn lửa trần.

Vậy, nhiệt độ tối thiểu tại đó hỗn hợp khí tự bốc cháy không cần tiếp xúc với ngọn lửa trần gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của nó.

Áp suất tự bốc cháy. Áp suất tự bốc cháy của hỗn hợp khí là áp suất tối thiểu tại đó quá trình tự bốc cháy xảy ra. Áp suất tự bốc cháy càng thấp thì nguy cơ cháy, nổ càng lớn.

Thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy. Khoảng thời gian từ khi đạt đến áp suất tự bốc cháy cho đến khi ngọn lửa xuất hiện gọi là thời gian cảm ứng. Thời gian cảm ứng càng ngắn thì hỗn hợp khí càng dễ cháy, nổ.

Ví dụ: Sự cháy của hydrocacbon ở trạng thái khí với không khí có thời gian cảm ứng chỉ vài phần trăm giây, trong khi đó thời gian này của vài loại than đá trong không khí kéo dài hàng ngày thậm chí hàng tháng.

Phân biệt điểm chớp cháy và nhiệt độ tự bốc cháy

3. Điểm khác nhau giữa điểm chớp cháy và điểm cháy

Điểm chớp cháy và điểm cháy là 2 tính năng rất quan trọng của nhiên liệu. Như đã giải thích Flashpoint là gì, hai thuật ngữ này đều mô tả sự khởi đầu và tính liên tục của quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của 2 thuật ngữ này chính là ở điểm chớp cháy mô tả nhiệt độ thấp nhất mà tại đó sự bắt lửa của một chất bắt đầu trong khi trong khi điểm cháy lại mô tả nhiệt độ thấp nhất mà nhiên liệu tiếp tục cháy trong một khoảng thời gian ngắn sau khi bắt đầu đánh lửa.

Ở một thí nghiệm khác ta có thể phân biệt điểm chớp cháy và điểm cháy dựa trên các giá trị của chúng. Đó là điểm chớp cháy luôn có giá trị thấp hơn điểm cháy. Thông thường sẽ thấp hơn 10 độ so với điểm cháy của một chất lỏng dễ cháy. 


4. Điểm khác biệt giữa Flash Point và điểm sôi

Nếu như điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp, tại đó hơi của vật liệu sẽ bị bốc cháy khi cung cấp nguồn lửa thì điểm sôi là nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất bên ngoài bao quanh chất lỏng.

Như vậy, điểm khác nhau chính giữa 2 thuật ngữ này là mọi chất lỏng đều có điểm sôi, duy nhất những loại chất lỏng dễ bay hơi mới có điểm chớp cháy.

Hơn nữa, tại điểm chớp cháy của chất lỏng chúng ta có thể quan sát bằng thí nghiệm đánh lửa bên trên chất lỏng khi tại điểm sôi. Quá trình này sẽ xuất hiện sự hình thành bong bóng bên trong chất lỏng.

Dựa theo cơ chế hoạt động của điểm chớp cháy và điểm sôi ta có kết luận “Việc đánh lửa hơi dễ cháy xảy ra khi có nguồn đánh lửa tại điểm chớp cháy, khi có đủ hơi để gây ra đánh lửa. Tuy nhiên, tại điểm sôi, áp suất hơi của chất lỏng trở thành bằng với áp suất bên ngoài bao quanh chất lỏng.”

----------------------------------

Bài viết trên đã trình bày chi tiết Phân biệt điểm chớp cháy và nhiệt độ tự bốc cháy, Top lời giải hi vọng các bạn có những kiến thức bổ ích cho mình, chúc các bạn học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022