logo

Tại sao biển lại có muối?

icon_facebook

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Tại sao biển lại có muối?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về biển và đại dương do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lời câu hỏi: Tại sao biển lại có muối?

- Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

- Tính axit của nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Khoảng 90% các ion này là natri hoặc clo. Hai loại ion này kết hợp với nhau tạo thành muối. Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

- Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về biển và đại dương nhé!


Kiến thức mở rộng về biển và đại dương


1. Độ muối của nước biển và đại dương

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35‰.

- Nguyên nhân: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.

- Độ muối của biển nước ta: 33‰

- Ví dụ:

+ Biển Ban tích: 32%.

+ Biển Hồng Hải: 41%.

- Như chúng ta đều biết, biển tồn tại trên trái đất từ rất rất lâu trước đó và khi những trận phun trào núi lửa trong quá khứ diễn ra, chúng tạo nên rất nhiều khí và dung nham, các loại muối trong nước biển cũng dần được hình thành từ đó. Cụ thể, CO2 từ khí quyển sau khi hòa tan trong nước biển sẽ tạo thành axit carbonic yếu và có khả năng hòa tan khoáng chất. Khi các khoáng chất bị hòa tan, chúng tạo thành các ion, làm cho nước mặn. Sau đó khi nước bốc hơi đi thì trong biển còn lại muối. Ngoài ra, nước từ các dòng sông khi chảy vào biển còn mang thêm các ion từ đá bị xói mòn bởi nước mưa và suối.

- Tính mặn của nước biển, hoặc độ mặn của nó, khá ổn định ở mức khoảng 35 phần nghìn. Để cho dễ hình dung, người ta ước tính nếu bạn lấy hết muối ra khỏi các đại dương và rải nó trên đất liền, muối sẽ tạo thành một lớp dày hơn 500 feet (tương đương 166 m). Thực tế cũng cho thấy biển sẽ ngày càng trở nên mặn hơn theo thời gian, nhưng một phần lý do khiến nó ngày càng mặn hơn không phải là vì ngày càng có nhiều ion được tạo ra bởi các sinh vật sống trong biển mà đó có thể là do sự hình thành các khoáng chất mới.

[ĐÚNG NHẤT] Tại sao biển lại có muối?

2. Sự vận động của nước biển và đại dương

Có 3 sự vận động chính:

a) Sóng

– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

b) Thủy triều

– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

– Có 3 loại thủy triều:

+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)

+ Triều kém:

Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)

Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)

c) Các dòng biển

[ĐÚNG NHẤT] Tại sao biển lại có muối? (ảnh 2)
Hinh 64. Bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới

- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

- Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads