logo

Tài liệu dạy học Vật lý 8 Chủ đề 18

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 8 Chủ đề 18 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Hoạt động 1 trang 133 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Em hãy trả lời: các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt nhưng vì sao lại thấy chúng liền như một khối ?

Lời giải chi tiết

Hình H.18.5 mô tả một bức tranh cát gồm những hạt cát rất nhỏ có màu sắc khác nhau được sắp xếp cạnh nhau. Ta nhìn thấy chúng tạo ra một bức tranh như liền lạc với nhau.

Các kích thước nguyên tử có kích thước rất nhỏ, khoảng 1 phần 10 tỉ mét; nghĩa là độ dài của 10 triệu nguyên tử sắp xếp cạnh nhau chỉ vào khoảng 1 milimét. Vì vậy ta thấy chúng như liền một khối.


Hoạt động 2 trang 134 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Hãy thực hiện một thí nghiệm mô hình và nêu nhận xét, giải thích.

- Thí nghiệm: lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3 sỏi nhỏ rồi lắc nhẹ, thể tích của hỗn hợp cát và sỏi có phải là 100 cm3 hay không, vì sao? Có thể thay cát, sỏi bằng hạt đậu xanh và đậu phộng (còn gọi là đậu phọng, hạt đậu phụng, lạc).

- Tương tự, giữa các phân tử nước trong một khối nước cũng có khoảng cách. Từ đó em hãy giải thích vì sao khi hào tan muối ăn (có cấu tạo từ các phân tử muối ăn) vào nước, thể tích của hỗn hợp muối lại nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của nước và muối ?

Lời giải chi tiết

- Thể tích của hỗn hợp cát và sỏi nhỏ hơn 100 cm3. Do giữa các hòn sỏi có khoảng cách nên khi đổ cát đã xen vào những khoảng cách này và thể tích hỗn hợp nhỏ tổng thể tích của cát, sỏi.

- Do giữa các phân tử nước trong một khối nước cũng có khoảng cách. Khi hòa tan muối ăn vào nước thì các phân tử muối ăn cũng xen vào giữ các khoảng cách giữa các phân tử nước làm cho thể tích của hỗn hợp nước muối cũng nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của nước và muối.


Hoạt động 3 trang 135 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Hãy giải thích các hiện tượng sau:

- Đổ 50 cmrượu vào 50 cm3 nước, ta không thu được 100 cm3 hỗn hợp rượu và nước mà chỉ thu được khoảng 95 cm3.

- Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay được bơm căng (hình minh họa h18.6), dù có buộc thật chặt cũng bị xẹp đi.

                                                   

Tài liệu dạy học Vật lý 8 Chủ đề 18 ( Tải file PDF)

Lời giải chi tiết

- Do giữa các phân tử nước và rượu trong một thể tích cũng có khoảng cách nên khi đổ hai hỗn hợp vào nhau thì các phân tử rượu xen vào giữa các phân tử nước và các phân tử nước xem vào các phân tử rượu làm thể tích của hỗn hợp không bằng tổng thể tích của chúng.

- Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách. Sau một thời gian thì không khí trong quả bóng đó có thể đi qua các khoảng cách đó và thoát ra ngoài nên dần dần bóng bị xẹp đi.


Bài 1 trang 135 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Hãy cho biết các chất được cấu tạo như thế nào

Hãy mô tả hiện tượng chứng tỏ giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Lời giải chi tiết

Các chất được cấu tạo từ các hạt cấu tạo riêng biệt gọi là nguyên tử phân tử. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Khi một người pha cà phê vào nước thì thể tích hỗn hợp so với tổng thể tích của chúng. Do các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử cấu tạo thành cà phê nhỏ li ti xen kẽ giữa các khoảng cách đó làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của chúng.


Bài 2 trang 135 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Vì sao ta nhìn thấy các chất như liền một khối dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt ?

Khi hòa ta đường vào nước, người ta thấy thể tích của dung dịch nước đường nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của nước và đường. Em hãy giải thích vì sao ?

Lời giải chi tiết

Các nguyên tử có kích thước rất nhỏ, khoảng 1 phần 10 tỉ mét; nghĩa là độ dài của 10 triệu nguyên tử sắp xếp cạnh nhau chỉ vào khoảng 1 milimét. Vì vậy ta thấy chúng như liền một khối.

- Do giữa các phân tử nước có khoảng cách nên khi hòa tan đường vào nước thì các phân tử đường sẽ xen kẽ vào giữ các phân tử nước nên thể tích của dung dịch nước đường nhỏ hơn tổng thể tích của dung dịch nước đường nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của nước và đường.


Bài 3 trang 135 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Khi bơm không khí vào một quả bóng cao su thì dù có buộc chặt không khí vẫn dần thoát ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu kim loại mỏng rồi hàn kín thì hầu như không thoát được ra ngoài. Điều đó chứng tỏ giữa các nguyên tử của quả cầu kim loại.

A. Có khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách giữa các phân tử của quả bóng cao su.

B. Có khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử của quả bóng cao su.

C. Có cùng khoảng cách giữa các phân tử của quả bóng cao su.

D. Không có khoảng cách

Lời giải chi tiết

Khi bơm khí vào quả bóng bằng cao su và quả cầu bằng kim loại thì sau thời gian không khí trong quả bóng cao su bị thoát ra ngoài còn trong quả cầu kim loại thì hầu như không có không khí thoát ra ngoài điều đó chứng tỏ khoảng cách giữa các phân tử kim loại gần nhau nên các phân tử khí không thoát được ra ngoài.

Chọn đáp án A.


Bài 4 trang 136 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu và nước có thể tích nhỏ hơn 100 cm3. Tuy nhiên, khối lượng của hỗn hợp vẫn bằng tổng khối lượng ban đầu của rượu và nước. Gọi khối lượng riêng của rượu là D1 , của nước là D2  và của hỗn hợp là D. So sánh nào sau đây đúng ?

Tài liệu dạy học Vật lý 8 Chủ đề 18 ( Tải file PDF) (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

Gọi thể tích của rượu, nước và hỗn hợp rượu và nước lần lượt là V1,V2 và V.

Do khối lượng của hỗn hợp rượu và nước và khối lượng của rượu cộng nước là bằng nhau:

Tài liệu dạy học Vật lý 8 Chủ đề 18 ( Tải file PDF) (ảnh 3)

 

 

 

 

Chọn đáp án D.


Bài 5 trang 136 - Tài liệu Dạy Học Vật lí 8 Chủ đề 18

Quan sát trong thực tế, các em thấy các bao bì thực phần, dược phẩn có thể bằng nhựa hoặc kim loại mỏng (hình minh họa H18.7). Theo em, loại chất liệu nào (nhựa hay kim loại) ngăn cản sự lưu thông của không khí qua bao bì tốt hơn ?

                                              

Tài liệu dạy học Vật lý 8 Chủ đề 18 ( Tải file PDF) (ảnh 4)

Lời giải chi tiết

Loại chất liệu ngăn cản sự lưu thông của không khí qua bao bì tốt là kim loại và khoảng cách giữa các phân tử kim loại nhỏ hơn không khí không thể hay khó lưu thông qua bao bì.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022