logo

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Hoạt động 1 trang 141 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Hãy thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng lại tính chất của nam châm.

- Nam châm có thể hút các vật bằng sắt, théo (hình H21.2).

- Đưa thanh nam châm lại gần một kim nam châm, một đầu của kim bị hút và quay về phía thanh nam châm (hình H21.3).

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21

Lời giải chi tiết

Các em học sinh tự làm thí nghiệm.


Hoạt động 2 trang 141 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Hãy thực hiện thí nghiệm về nam châm điện và nhận xét.

Dụng cụ: một cuộn dây tạo bởi dây dẫn có vỏ cách điện quấn nhiều vòng quanh một lõi sắt non. Nối hai đầu cuộn dây với nguồn điện, công tắc, ta được một nam châm điện.

Thí nghiệm:

a) Treo một thanh sắt nhỏ trước một cuộn dây (hình H21.4). Mô tả hiện tượng xảy ra khi công tắc đóng.

b) Đặt một kim nam châm trước cuộn dây (hình H21.5). Mô tả hiện tượng xảy ra khi công tắc đóng.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21 (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

- Khi công tắc đóng thì thanh sắt nhỏ bị hút lại gần cuộn dây quấn quanh lõi sắt non.

- Khi công tắc đóng thì một cực kim nam châm bị hút lại và quay về phía lõi sắt non.


Hoạt động 3 trang 142 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Hãy quan sát thí nghiệm và nhận xét.

Hãy quan sát thí nghiệm được mô tả ở hình H21.6, trả lời các câu hỏi và nêu nhận xét.

- Khi công tắc mở, đèn có sáng hay không, các thỏi than có màu gì ?

- Khi công tắc đống, đèn sang. Điều này chứng tỏ dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện hay chất cách điện. ?

- Vài phút sau khi công tắc đóng, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp màu gì ?

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21 (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

- Khi công tắc mở, đèn không sáng, các thỏi than có màu đen.

- Khi công tắc đóng, đèn sáng. Điều này chứng tỏ dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện.

- Vài phút sau khi công tắc đóng, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp màu của đồng.


Hoạt động 4 trang 143 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Hãy thực hiện thí nghiệm và tìm hiểu, nhận xét. Nêu kết luận về các tác dụng nêu trên của dòng điện.

Khi quay tay của máy phát tĩnh điện, ta tạo ra được điện tích ở đầu cần kim loại của máy. Khi này nếu sơ ý đưa tay lại gần cần kim loại, cần kim loại này sẽ phóng điện và tạo ra dòng điện chạt qua tay ta trong một thời gian rất ngắn (hình H21.7). Trong thời gian này, ta có cảm giác tê rần ở đầu ngón tay.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21 (ảnh 4)

Lời giải chi tiết

Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người, động vật.

Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Tuy vậy trong y học, người ta có thể áp dụng tác dụng sinh lí của dòng điện để châm cứu, trợ tim,… dùng để chữa trị một số bệnh.


Hoạt động 5 trang 144 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Em hãy cho biết phương pháp mạ điện là ứng dụng dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?

Lời giải chi tiết

Phương pháp mạ điện là ứng dụng dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện với vật cần mạ là cực âm của dòng điện.


Bài 1 trang 144 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Nêu cấu tạo cơ bản của một nam châm điện. Dựa trên hiện tượng nào, ta biết được nam châm điện có tính chất từ ?

Em hãy nêu một ứng dụng của nam châm điện trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết

Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là một nam châm điện.

Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm .

Một số ứng dụng của nam châm điện: Trong rơ le điện, trong cửa tử, trong loa điện,…


Bài 2 trang 144 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Khi nào có xảy ra tác dụng hóa của dòng điện ?

Trong một cuộc thi đấu thể thao, người chiến thắng được trao huy chương vàng (hình H21.9)

Các huy chương thường được chế tạo bằng phương pháp mạ điện. Em hãy cho biết phương pháp này dựa trên tác dụng nào của dòng điện.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21 (ảnh 5)

Lời giải chi tiết

Khi dòng điện chạy qua dung dịch muối, axit, bazo thì gây tác dụng hóa học cho các dung dịch đó.

Phương pháp mạ điện là ứng dụng dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện với vật cần mạ là cực âm của dòng điện.


Bài 3 trang 145 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Khi nào có xảy ra tác dụng sinh lí của dòng điện?

Khi dòng điện của mạng điện gia đình đi qua cơ thể, dòng điện này có thể gây những tác hại nào ?

Lời giải chi tiết

Khi dòng điện chạy qua cơ thể người hoặc động vật thì gây ra tác dụng sinh lí của dòng điện.

Khi dòng điện của mạng điện gia đình đi qua cơ thể người thì dòng điện có thể khiến các cơ co giật, làm ngạt thở, thần kinh tê liệt và tim ngừng đạp, gây nguy hiểm đến tính mạng.


Bài 4 trang 145 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Vật nào sau đây có tác dụng từ ?

A. Viên pin còn mới đặt riêng biệt trên mặt bàn.

B. Thanh nhựa đã được cọ xát mạnh.

C. Cuộn dây dẫn chưa có dòng điện chạy qua và quấn trên một lõi sắt non.

D. Cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D.


Bài 5 trang 145 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Dòng điện không có tác dụng nào sau đây ?

A. Làm quay kim nam châm  

B. Hút các mẩu giấy vụn

C. Làm cơ co giật khi đi qua cơ thể 

D. Làm nóng dây dẫn

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B.


Bài 6 trang 145 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 21

Thực hành: hãy tự tạo một mô hình nam châm điện.

Dụng cụ: Pin, dây dẫn điệnc ó vỏ bọc, lõi sắt.

Thực hiện: Quấn dây dẫn nhiều vòng quanh lõi sắt. Kiểm tra xem khi nối hai đầu dây dẫn với pin, lõi sắt có hút được những vật nhẹ bằng sắt, thép (hình H21.10).

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 21 (ảnh 6)

Lời giải chi tiết

Các em học sinh tự làm thí nghiệm.

icon-date
Xuất bản : 26/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022