logo

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Hoạt động 1 trang 148 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Quan sát thí nghiệm và nhận xét.

Thí nghiệm với mạch điện được mô tả như hình H22.4. Dụng cụ đo trong mạch có tên là ampe kế.

Hãy quan sát sự thay đổi của độ sáng bóng đèn và số chỉ của ampe kế khi di chuyển con chạy C.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22

Lời giải chi tiết

Đèn càng sáng thì dòng điện qua đèn càng mạnh và số chỉ của ampe kế càng lớn.

Đèn càng tối thì dòng điện qua đèn càng nhỏ và số chỉ của ampe kế càng nhỏ.


Hoạt động 2 trang 149 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Hãy tìm hiểu, quan sát và trả lời.

Hình H22.5 mô tả một ampe kế dùng kim chỉ thị thường được sử dụng trong trường học. Ta thấy:

- Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (khi số đo tính theo đơn vị ampe, hoặc chữ mA nếu số đo tính theo đơn vị miliamape).

- Các chốt để nối dây dẫn của mạch điện với ampe kế.

- Chốt điều chỉnh kim của ampe kế.

Em thấy ở cạnh các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì?

Em hãy quan sát các ampe kế ở hình H22.6, H22.7, cho biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của mỗi ampe kế đó.

 

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

Cạnh các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) và (-).

Hình H22.6 giới hạn đo là 25A, độ chia nhỏ nhất là 1A.

Hình H22.7 giới hạn đo là 200m, độ chia nhỉ nhất là 5mA.


Hoạt động 3 trang 150 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Thực hành sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch điện.

- Quan sát sơ đồ mạch điện ở hình H22.8

- Nêu các dụng cụ có trong mạch điện và chuẩn bị các dụng cụ đó để lắp mạch.

- Kiểm tra và điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0.

- Mắc mạch điện theo sơ đồ.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

Phải mắc chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện (khi mạch kín, dòng điện trong mạch có chiều đi vào chốt (+) của ampe kế).

Không được mắc trực tiếp cả hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Nhận xét:

Cường độ dòng điện chạy qua càng lớn thì đèn càng sáng.


Hoạt động 4 trang 150 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Từ sơ đồ của mạch điện ở hình H22.8, vẽ hai sơ đồ mạch điện mới bằng cách lần lượt hoán đổi vị trí ampe kế với bóng đèn, ampe kế với công tắc.

Lắp mạch điện theo một trong hai sơ đồ mới vẽ. Quan sát số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn. So sánh với kết quả thu được ở HĐ3 khi chưa hoán đổi vị trí của ampe kế.

Lời giải chi tiết

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 4)

Ta thấy chỉ số ampe kế thu được là như nhau trong các trường hợp.


Hoạt động 5 trang 151 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Quan sát sơ đồ mạch điện được vẽ ở hình H22.9. Hãy cho biết thiết bị nào trong mạch bị mắc sai. Vẽ lại sơ đồ mạch điện với các thiết bị mắc đúng.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 5)

Lời giải chi tiết

Ampe kế trong mạch điện vẽ sai, vì cực (+) của ampe kế nối với cực âm của nguồn.


Bài 1 trang 151 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

a) Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên là gì ? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này ?

b) Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

1,375 A = …..mA                   0,250  A = ....mA                   

125 mA = ………A                    40 mA = …….A.

Lời giải chi tiết

Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện.

Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữa I.

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.

1,375 A =  1375 mA                            0,250  A = 250 mA                 

125 mA = 0,125 A                               40 mA = 0,04 A.
 


Bài 2 trang 151 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

a) Ampe kế là dụng cụ để đo đại lượng nào của dòng điện? Khi mắc ampe kế xen vào trong mạch điện, phải mắc chốt (+), chốt (-) của ampe kế ở vị trí nào trong mạch?

b) Hình H22.10 là một ampe kế có hai thang đo.

Để sử dụng thang đo 5A, ta phải mắc các chốt nào của ampe kế vào mạch điện ? Khi này giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế là bao nhiêu ?

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 5)

Lời giải chi tiết

a) Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện được gọi là ampe kế.

Phải mắc chốt (+) cuae ampe kế với cực dương của nguồn điện (khi mạch kín, dòng điện trong mạch có chiều đi vào chốt (+) của ampe kế).

b) Để sử dụng thang đo 5A, ta phải mắc chốt đỏ 5A vào cực dương của nguồn điện và mắc chốt đen vào thiết bị cần đo dòng điện. Khi này giới hạn đo (GHĐ) là 5A và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế là: 0,1A.

Để sử dụng thang đo 1A, ta phải mắc chốt đỏ 1A vào cực dương của nguồn điện và mắc chốt đen vào thiết bị cần đo dòng điện. Khi này giới hạn đo (GHĐ) là 1A và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế là: 0,02A.


Bài 3 trang 151 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Hãy đọc giá trị cường độ dòng điện được đo bởi ampe kế, thể hiện trên hình H22.11.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 7)

Lời giải chi tiết

Giá trị đo là 1,4A


Bài 4 trang 151 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Khi cường độ dòng điện trong một mạch điện càng lớn thì

A. Nguồn điện sử dụng được càng lâu.

B. Điện tích dịch chuyển qua mạch càng chậm.

C. Tác dụng của dòng điện càng mạnh

D. Thời gian sáng của bóng đền trong mạch điện càng lớn.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C.


Bài 5 trang 152 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Hình H22.12 thể hiện một ampe kế đang đo cường độ dòng điện trong mạch. Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Số đo của ampe kế được tính theo đơn vị ampe.

B. GHĐ của ampe kế là 20A.

C. ĐCNN của ampe kế là 1A.

D. Giá trị cường độ dòng điện ampe kế đo được là 2,8A.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 8)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C.


Bài 6 trang 152 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Có bốn ampe kế với các GHĐ lần lượt là: 500 mA; 0,5 A; 1 A; 5 A.

Ampe kế nào phù hợp nhất để đo dòng điện qua một bóng đèn có cường độ khoảng 0,5A.

Lời giải chi tiết

Chọn ampe kế có GHĐ là 1 A. Vì ampe kế có GHĐ là 500 mA và 0,5 A thì vừa đủ nhưng giả sử dòng điện hơn một chút thì sẽ làm cho ampe kế hỏng. Còn ampe kế 5A thì lại lớn quá sẽ dẫn đến sai số trong phép đo.


Bài 7 trang 152 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 22

Người ta cần dùng ampe kế đo cường độ dòng điện qua bóng đèn trong mạch kín. Em hãy chọn mạch điện trong các sơ đồ của hình h22.13 và ghi dấu (+) hoặc dấu (-) vào mỗi chốt của ampe kế trong mạch điện được chọn để có sơ đồ mạch điện mắc đúng.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 22 (ảnh 9)

Lời giải chi tiết

Chọn mạch điện A.

icon-date
Xuất bản : 26/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022